Vì sao màu nước nơi sông và biển giao nhau lại có sự khác biệt rõ rệt?
Cư dân đánh bắt cá dọc theo bờ biển Trung
Quốc thường có thể dựa vào sự biến đổi rõ rệt về màu nước để biết vị trí di chuyển của cá. Đặc biệt là vùng cửa sông, màu nước thay đổi rất rõ rệt. Ranh giới rõ ràng của màu nước có lúc quay quanh sông, có lúc theo hướng chảy của sông để vươn xa ra biển.
T ại sao hình thành nên hiện tượng này?
Đó là khi nước sông không thể đóng băng, nhiệt độ thường cao hơn nhiệt độ nước sông, lại chứa một lượng muối nhỏ, có tỷ trọng nhỏ hơn rất nhiều so với nước biển, vì thế khi nước sông chảy ra biển, giống như dầu nổi trên mặt nước, thường nổi lưu động trên mặt nước biển. Nếu dòng chảy nước sông rất lớn, bề mặt che phủ sẽ rất rộng. Con sông T rường Giang của Trung Quốc, sau khi chảy ra biển, thuận theo hướng
Đông Bắc chảy thẳng theo hướng đảo Jeju T riều
T iên. Bởi vì trong nước sông có chứa các tạp chất như trầm tích… màu sắc của nó không giống màu sắc xung quanh nước biển, cho nên xung quanh bề mặt bao phủ, thường hình thành ranh giới màu nước rõ rệt. Nhưng do hiện tượng thủy triều ở khu vực cửa sông rất rõ ràng, vì thế ranh giới này tùy theo sự lên xuống của thủy triều cũng sẽ biến động chứ không phải cố định tại một địa phương. Cư dân đánh bắt cá men theo bờ biển T rung Quốc thường sinh sống và làm việc trên biển, quen thuộc vị trí ranh giới màu nước và sự thay đổi của các mùa, khi ra biển đánh cá, thường dựa vào sự biến đổi màu nước ở các mùa khác nhau để xác định vị trí di chuyển của mình, từ đó thuận tiện đánh bắt cá.
T ừ khoá: Giới hạn màu nước.