Vì sao nước sông Great Ouse ở Anh trong xanh trở lại?
Great Ouse là con sông lớn thứ hai của nước Anh. Nó chảy qua thủ đô London, không những làm cho giao thông London thuận lợi mà phong cảnh hai bên bờ cũng rất đẹp. Đầu thế kỉ XVIII, nước sông trong sạch, một màu xanh, cá tôm bơi lội, sức sống tràn đầy. Nửa cuối thế kỉ XVIII, nước Anh bắt đầu cuộc cách mạng công nghiệp. Sự phát triển của công nghiệp đã gây ra ô nhiễm môi trường London rất nghiêm trọng, đồng thời đem lại tai hoạ to lớn cho dòng sông này.
Sau khi cuộc cách mạng công nghiệp bắt đầu, nhiều nhà máy được xây dựng hai bên bờ sông, như nhà máy xà phòng, nhà máy thuộc da, nhà máy sản xuất giấy, nhà máy khí than, rất nhiều chất ô nhiễm đã thải vào dòng sông, nước thải sinh hoạt của dân cư hai bên bờ cũng đổ vào đó. Nước thải công nghiệp và nước thải sinh hoạt trong một thời gian dài đã khiến cho dòng sông không thể chịu đựng nổi, dần dần nước trở thành đục, biến chất, bốc mùi thối.
Mùa hè năm 1856, dòng sông bị ô nhiễm nghiêm trọng, từng đợt gió thối bốc lên. Vì ngôi nhà Quốc hội nằm sát dòng sông nên những nhân viên làm việc trong đó đều không chịu nổi, họ đành đóng cửa sổ, kéo kín màn rido suốt ngày.
Trong gần 100 năm, tình trạng ô nhiễm của dòng sông không được cải thiện. Mãi đến năm 1950, khi các loài thuỷ sinh trong sông hầu như chết hết, dòng sông biến thành sông chết.
Cuối những năm 50 của thế kỉ XX, chính phủ Anh quyết định sẽ xử lí triệt để cho dòng sông. Họ đưa ra hàng loạt quy định về bảo vệ môi trường, dùng những biện pháp hữu hiệu như: lắp đặt các thiết bị xử lí với quy mô lớn để cải tạo nước ô nhiễm, cấm bất cứ nhà máy nào thải nước bẩn chưa qua xử lí vào dòng sông, v.v…
Qua mấy chục năm cố gắng, ngày nay, nước của dòng sông đã trong xanh trở lại. Ven bờ sông đã mọc nhiều loài cỏ, cá đã xuất hiện. Dòng sông hiện nay đã có hơn 100 loài cá, trong đó có những loài cá quý, còn xuất hiện các loài tôm cua trước đây rất ít gặp. Cá xuất hiện, chim muông cũng bay đến. Các loài chim trú đông đã có hơn một vạn con bay về đây. Dòng sông Great Ouse đã trở thành một danh lam thắng cảnh du lịch nổi tiếng.
Từ khoá: Sông Great Ouse; Ô nhiễm; Xử lí.