Vì sao rađiô có thể chọn lựa các đài phát thanh?

Bật công tắc rađiô lên, xoay núm vặn tìm sóng là bạn có thể tuỳ ý chọn lựa tiết mục phát thanh mà bạn muốn thu nghe, tiện lợi biết bao!

Một cái núm vặn tìm sóng nho nhỏ vì sao có thể có tác dụng to lớn như vậy nhỉ?

Hoá ra là, đài phát thanh của các nơi đều theo tần số của mình, căn cứ vào thời gian và tiết mục đã sắp xếp trước, phát sóng vô tuyến điện lên không trung. Chúng ta ngồi trong phòng, không nhìn thấy và không sờ được những dòng điện đó, nhưng chỉ cần có được một cái rađiô, ăng ten của rađiô sẽ lập tức cảm ứng ra dòng điện yếu ớt của các loại tần số khác nhau, đợi chúng ta chọn lựa khi thu nghe.

Khi bạn xoay núm tìm sóng, cái tụ điện biến đổi cùng theo đó mà xoay. Tụ điện này nối liền với cuộn dây dao động cộng hưởng. Chúng hợp thành một cơ cấu chọn lựa. Tụ điện xoay đến một vị trí nào đó, cơ cấu chọn lựa chỉ để cho dòng điện yếu ớt của tần số mà cái kim di động chỉ ra được phép lọt vào và tăng cường lên, còn những dòng điện yếu ớt của các tần số khác không được phép nhận sự tăng cường. Nếu như lúc ấy công tắc đã bật lên, dòng điện được tăng cường thông qua sự khử biến điệu (tách bỏ sóng mang), để cho tín hiệu điện âm tần của tiết mục phát thanh vừa “cởi” ra đi vào bộ khuếch đại của rađiô khuếch đại lên, rồi chuyển đổi thành âm thanh trong loa điện và phát ra ngoài.

Trên thực tế, tác dụng của cơ cấu lọc lựa do tụ điện nối liền với cuộn dây tạo thành cũng giống với tác dụng cộng hưởng nói đến trong dao động. Trong cơ cấu lọc lựa này có thể sinh ra dòng điện của tần số nhất định. Khi tần số mà tụ điện biến đổi điều tiết ra bằng với tần số của dòng điện nào đó trong ăng ten thì xảy ra cộng hưởng điện, qua đó dòng điện của tần số này được lọc lựa và tăng cường.

Từ khoá: Rađiô; Sóng vô tuyến điện; Ăngten; Tụ điện biến đổi; Cộng