Vì sao ruồi có thể đứng vững trên mặt phẳng kính thẳng góc?
Người đi bộ trên mặt băng thường sẽ ngã. Còn ruồi đậu trên mặt phẳng kính thẳng góc không những sẽ không bị rơi xuống mà còn có thể bò tự do trên kính thẳng góc, đó là quy luật gì vậy?
Ruồi vốn có đặc điểm thích hợp với đi lại trên mặt kính thẳng góc. Trên 6 chân của nó, mỗi chân có một cái “móng”, phần gốc của móng còn có một bàn đệm móng được một hàng lông mềm mại che kín. Khi ruồi đi lại trên tấm kính, chỗ nhọn ở đám lông mềm mại của phần chân liền tiết ra một loại chất lỏng, qua phân tích, chất tiết ra này được tạo nên bởi chất mỡ trung tính có khả năng dính nhất định. Ngoài ra, bàn đệm móng của loài ruồi là một kết cấu hình túi, bên trong xung huyết, phía dưới lõm xuống, tác dụng như một chiếc cốc chân không để dễ dàng hút trên bề mặt nhẵn bóng hoặc trên bề mặt lồi lõm.
Để xác định tác dụng của việc tiết ra chất mỡ, các nhà khoa học để ruồi đi lại trên mặt kính có ngâm chất lỏng êtilen lọc, đồng thời đo lường và xác định khả năng dính của nó, kết quả chỉ có 1/10 chất mỡ tiết ra. Điều này cho thấy rằng, giữa kính và phần lông mềm thì sức kéo mặt của chất mỡ này đã phát huy được tác dụng dính. Lông mềm của ruồi tiếp xúc bề mặt kính có liên quan với việc sử dụng mấy chiếc chân đứng. Do vậy, lực dính trên kính với số chân đứng của ruồi có quan hệ tỉ lệ thuận với nhau, tức là chân tiếp xúc với bề mặt kính càng nhiều thì lực dính càng lớn.