Vì sao Tam Hiệp-Trường Giang đặc biệt hiểm trở?
Toàn bộ ba eo núi của thượng lưu sông Trường Giang có chiều dài khoảng 200km, địa hình vô cùng hiểm trở. Hai bên bờ sông với rất nhiều núi, có đỉnh cao hơn 500m so với mặt sông, có đỉnh còn dựng đứng như một bức tường nằm giữa sông nước, mặt sông thu hẹp lại rộng không quá 200 ~ 300m, thậm chí chỗ hẹp nhất chỉ khoảng 100m, nước sông chảy xiết, dòng sông quanh co lại có nhiều ghềnh đá nguy hiểm.
Vì sao T am Hiệp-T rường Giang lại hiểm trở như vậy?
Một số nhà khoa học cho biết đây là ảnh hưởng của việc nước sông bị “cắt đứt” và sự vận động của vỏ Trái Đất. Họ cho rằng hơn 100 triệu năm trước vùng lòng chảo T ứ Xuyên vốn là một phần của biển, về sau do vỏ T rái Đất lên cao mà dần dần biến thành hồ lục địa (hồ nước mặn), tiếp đến là sự vận động hòa hoãn của của vỏ T rái Đất trong một thời gian, đến mấy nghìn năm trước, giữa hồ và sông T rường Giang bị ngăn cách bởi một đường phân thủy, chính là dải T am Hiệp hiện nay. Lúc đó thượng nguồn của sông Trường Giang chảy theo hướng đông từ đường phân thủy này, nước từ phía tây đường phân thủy chảy vào trong hồ.
Nước chảy không ngừng làm xói mòn mặt đất, trên đường phân thủy tiếp xúc với một khe nước. Khe nước này ngày càng được mở rộng, sâu hơn và dài ra, chỉ khi có mưa xuống khe rãnh này mới có nước và trở thành thượng lưu mới của dòng sông, cuối cùng sẽ cắt đứt đường phân thủy ra sông cái, khiến cho hồ lục địa của sông T rường Giang và vùng lòng chảo T ứ Xuyên hoạt động liên tục. T rong suốt quá trình hình thành “công trình” to lớn này, sông ngòi phía đông đường phân thủy chảy vào trong hồ và đồng thời mở rộng thượng nguồn của chúng để cùng với sông T rường Giang góp phần tụ hội.
Trong khoảng thời gian sau khi đường phân thủy được khai thông, địa thế của dải núi này đã bớt hiểm trở, nhưng về sau vỏ trái đất ở nơi đây lại lên cao, nước sông tiếp tục ăn mòn xuống dưới, dần trở thành hiện trạng như ngày nay. T heo quy luật tự nhiên, khi lòng sông bị bào mòn đến mức tiếp xúc cao độ giữa mặt sông và mặt biển thì sức nước bị giảm mạnh thậm chí mất khả năng ăn mòn xuống dưới, chuyển qua phá hỏng hai bờ, ăn vào lòng sông, vùng đất cao của hai bờ sông cũng dần bị phá hủy. Nhưng do ở đây một mặt dòng nước chảy không ngừng quét sâu xuống lòng sông, mặt khác phạm vi lại không ngừng được mở rộng, vì thế mà độ cao so với mặt biển của lòng sông và mặt sông luôn được duy trì ở mức khá cao, nước chảy thường có lực xói mòn mạnh xuống dưới vì thế đã khiến cho đỉnh núi ở hai bên bờ trông ngày càng cao. Mặc dù đến khi nào eo núi mới được mở thông còn chưa có kết luận cuối cùng, nhưng sự hình thành eo sông hẻm núi đều là do kết quả của sự xói mòn của nước sông chảy xuống và sự nâng lên không ngừng của vỏ T rái Đất, đây là điều không còn nghi ngờ gì nữa. Những eo sông hẻm núi sâu và hiểm trở mà chúng ta thấy hiện nay chính là dấu hiệu nâng lên của vỏ T rái Đất.
Rất nhiều khu vực ở T rung Quốc đặc biệt là khu vực miền Tây địa chất đều đang lên cao. Cho nên
Trung Quốc không chỉ có Tam Hiệp mà còn rất nhiều eo sông hẻm núi khác. Mãi cho đến bây giờ, sự chuyển động lên cao của những khu vực này vẫn đang diễn ra, eo sông hẻm núi cũng vẫn đang tiếp tục phát triển.
T ừ khoá: Tam Hiệp Trường Giang.