Vì sao trên mặt đất có rất nhiều núi?
Trên mặt đất diện tích lục địa chỉ chiếm khoảng 29% toàn diện tích. Nhưng trên diện tích lục địa không lớn đó, núi và cao nguyên cao hơn mặt biển 2.000 m đã chiếm 11% diện tích lục địa, vùng núi cao hơn mặt biển 1.000 m chiếm trên 28% tổng diện tích, như vậy núi chiếm khoảng 42 triệu km2 toàn diện tích lục địa. Diện tích này tương đương vói diện tích châu Á. Nếu cộng thêm một ít núi thấp và gò đồi thì có thể nói khắp lục địa đều có núi.
Vì sao trên T rái Đất lại nhiều núi như thế?
Nhà cơ học địa chất Lý T ứ Quang cho rằng: động lực chủ yếu tạo nên núi là sức ép chiều ngang của vỏ Trái Đất. Nói chung có hai loại sức ép, một loại là vì sự biến đổi tốc độ tự quay của T rái Đất mà tạo nên sức ép chiều ngang theo hướng đông – tây, một loại khác là vì tốc độ tiếp tuyến ở những vĩ độ khác nhau do T rái Đất tự quay gây nên khác nhau, tạo thành sức ép của vỏ T rái Đất theo hướng đường xích đạo. Hai loại sức ép này cộng thêm lực xoắn do vỏ T rái Đất chịu lực không đồng đều gây nên đã hình thành những mảng núi có hướng khác nhau.
Nói chung vỏ Trái Đất là bộ phận tương đối cứng và chặt, khi chuyển động thường dễ bị nứt gãy, hai bên chỗ nứt gãy sẽ dâng cao lên hoặc hạ thấp xuống, có lúc hình thành núi, nhưng nhiều trường hợp là bị hạ thấp xuống làm cho địa hình tương đối bằng phẳng. Còn trong vỏ T rái Đất ở những chỗ mỏng yếu hơn thường phát sinh nếp nhăn nếu nhô lên sẽ biến thành mạch núi kéo dài, trên thế giới có nhiều mạch núi được hình thành như thế. Ở nhiều núi, ta có thể thấy tầng nham thạch biến thành khúc khuỷu. Điều đó chứng tỏ ở đây đã từng phát sinh nếp nhăn. Dưới tác dụng của lực lớn và chậm, tầng nham thạch trong vỏ T rái Đất có thể có độ dẻo nhất định, từ ban đầu gần với trạng thái mặt bằng thì nay biến thành lồi lõm. Sự hình thành của gò đồi là do sự vận động của Trái Đất tạo nên, nhưng tính chất của vỏ Trái Đất ở đó cũng có một tác dụng quyết định nhất định.
Sự vận động của vỏ Trái Đất tạo nên lồi lõm trên mặt đất, khiến cho nước chảy bề mặt có môi trường hoạt động. Chỗ địa thế cao thấp chênh nhau nhiều thì sự xói mòn của dòng nước càng lớn, nó có xu thế làm cho những bộ phận lồi lên bị bào mòn. Gió và băng tuyết cũng có tác dụng như thế, vì vậy có một số ngọn núi cao dần dần bị hạ thấp, thậm chí lâu ngày biến thành bình địa. Nhưng vì vỏ T rái Đất vận động không ngừng, như dãy núi Hymalaya được hình thành cách đây từ 80 – 2 triệu năm trước, ở kỷ T hứ ba đại T ân sinh, đến nay vẫn còn tiếp tục dâng cao. Vì vậy ngày nay T rái Đất chúng ta đang ở vào sau thời kỳ tạo thành núi. Ví dụ dãy Hymalaya từ T rung Á đến Arpixi đều được hình thành trong lịch sử cận đại của T rái Đất. Vì vậy trong giai đoạn hiện nay trên Trái Đất có rất nhiều núi.
Trong quá trình nước chảy bề mặt xâm thực mặt đất, vì tính chất đất đá các vùng khác nhau, cường độ chống xâm thực của chúng khác nhau, đồng thời năng lực xâm thực của nước cũng khác nhau, cho nên có một số chỗ ở những thời kỳ nhất định không bị bào bằng, ngược lại mặt đất còn bị gọt giũa thành những chỗ cao thấp lồi lõm. Nhiều ngọn núi tuy nguyên nhân cơ bản do vỏ T rái Đất vận động tạo nên, nhưng hình thù của nó như ngày nay là vì bị nước và gió đẽo gọt mà thành. Do nhiều nguyên nhân phức tạp đan xen nhau, cho nên trên T rái Đất không những nhiều núi mà hình thù của chúng cũng muôn màu muôn vẻ.
T ừ khoá: Vận động tạo núi.