Vì sao vành ánh sáng của sao Thổ lại có dạng hình vành khuyên?
Sao Thổ là hành tinh thứ 6 quay quanh Mặt trời, người ta còn gọi sao Thổ là hành tinh ngoài, vì nó chuyển động quanh Mặt trời theo quỹ đạo bên ngoài quỹ đạo Trái đất. Quỹ đạo của sao Thổ và Trái đất gẩn như trên cùng một mặt phẳng, vành sáng sao Thổ nghiêng một góc 280 độ so với mặt phẳng hoàng đạo (mặt phẳng quỹ đạo của sao Thổ) nên có một phương hướng xác định.
Nếu vành sáng của sao Thổ lại nghiêng 90 độ thì phải 29 năm rưỡi, đúng thời gian sao Thổ chuyển động một vòng quanh Trái đất, ta mới thấy được vành sáng của nó. Nhưng điều đó là không thể được vì từ Trái đất nhìn lên sao Thổ, vành sáng của sao Thổ chỉ lấp lãnh dưới ánh sáng Mặt trời chiếu sáng vì ở phía đối diện bị che khuất thì không thấy gì nữa. Lúc đó chỉ còn là bóng tối.
Khi đọc các tài liệu nghiên cứu có liên quan đến các thiên thể, ta thấy rằng Trái đất ở bên trong của sao Thổ, hơn nữa sao Thổ lại ở rất xa Trái đất, nên đứng bất kỳ vị trí nào của Trái đất chỉ có thể thấy vành sáng sao Thổ khi ánh sáng Mặt trời chiếu vào.
Người ta đã gửi các máy quan trắc bay về phía tối củ vành sao Thổ và từ đó gửi về mặt đất những bức ảnh quý giá. Trên các tấm ảnh, vành sáng sao Thổ là một hình vành khăn, hình vành khăn này cứ 15 năm sẽ đổi chiếc hình vành khăn về phía chúng ta một lẩn. Khi vành sáng nằm song song với tia nhìn của chúng ta thì cho dù kính viễn vọng cỡ lớn ta cũng không thể nhìn thấy được vành sáng.