Vì sao xảy ra Đại chiến thế giới lần thứ hai?

Từ khóa tìm kiếm: Hãy Trả Lời Em Tại Sao? – Tập 9 – Arkady Leokum

Bấy giờ, Ý tuy có vua, nhưng người thống trị Ý thực sự lại không phải là vua, mà là một kẻ độc tài tên Mussolini. Sau khi Đại chiến thế giới lần thứ nhất kết thúc được mấy năm, ông ta trở thành một kẻ độc tài, nắm quyền cai trị ở Ý.

Mussolini là một kẻ xấu xa. Nhưng so với một kẻ độc tài nắm chính quyền ở Đức, Mussolini chỉ là tép riu. Tên độc tài này là Adolf Hitler. Bè lũ của Hitler tự xưng mình là người đảng Nazis. Chữ “Nazis” này vốn là tự mẫu thứ nhất của bốn chữ Đức ghép lại, ý nghĩa của bốn chữ Đức này là: Đảng Quốc gia Xã hội Đức. Vì thế người ta gọi Đảng Nazis là Đức quốc xã. Người của Đức quốc xã là tín đồ của Hitler, chỉ biết nghe theo mệnh lệnh của y.

Đảng quốc xã của Hitler vô cùng tàn ác. Chúng bài người Do Thái. Chúng bắt đầu giết hại những người Do Thái ở Đức. Có người Do Thái nào bỏ trốn sang nước khác, cũng không thoát khỏi. Người đảng quốc xã bắt những người Do Thái trốn đi, tống vô một trại tập trung. Ở đây, rất nhiều người Do Thái, phải chịu khổ hình một cách tàn khốc và còn bị giết. Người đảng Quốc xã xây cất những gian nhà rất lớn, rồi bắt người Do Thái, bất kể già trẻ, gái trai, đưa vào gian nhà đó, xả khí độc giết chết hết. Bằng cách đó họ đã giết chết ngàn vạn người Do Thái.

Ở nước Đức, chẳng những người Do Thái bị tống vào trại tập trung, mà những người bị nghi ngờ chống đối đảng Quốc xã cũng bị tống vô trại tập trung, và rất nhiều người đã chết.

Năm 1933, Hitler nắm quyền sinh sát ở Đức. Hitler muốn Đức trở thành một quốc gia hùng mạnh nhất trên thế giới. Vì muốn đạt được mục đích này, hắn bắt đầu gây dựng quân đội. Và chẳng bao lâu, nước Đức đã có hải lục không quân hùng mạnh. Sau đó, Hitler bắt đầu đánh chiếm các nước. Quân đội Đức quốc xã tràn vào Áo, khiến Áo trở thành một bộ phận của Đức. Sau này, họ lại bắt đầu xâm chiếm những đất đai khác của các nước xung quanh.

Bấy giờ, Anh và Ba Lan có một điều ước. Ba Lan ở phía Đông nước Đức. Điều ước giữa nước Anh và Ba Lan quy định: nước Anh phải bảo hộ nền độc lập của Ba Lan. Cho nên, khi Đức chuẩn bị đánh Ba Lan, Anh liền cảnh cáo nước Đức, rằng Anh và Ba Lan đã có điều ước, căn cứ vào điều ước này, Anh có nghĩa vụ phải bảo vệ Ba Lan. Nhưng Hitler chẳng đếm xỉa gì tới Anh, vẫn tiến đánh Ba Lan. Trước hết, Hitler cho máy bay tới vùng trời Ba Lan, ném bom và bắn xuống. Lục quân của Đức quốc xã theo đó đánh thẳng vào Warsaw. Thấy Ba Lan bị Đức quốc xã chiếm đóng, Anh bèn tuyên chiến với Đức. Việc này xảy ra năm 1939. Thế là Đại chiến thế giới lần thứ hai bùng nổ.

Tiếp theo, Đức lại đánh chiếm Na uy và Đan Mạch.

Sau đó, Đức lại đánh chiếm Pháp, Bỉ và Hà Lan. Anh bèn phái quân đội đến giúp Pháp, nhưng máy bay và xe tăng của Đức quốc xã quá lợi hại, quân đội Pháp, Bỉ và Hà Lan, kể cả quân đội Anh ở Pháp đều kháng cự không nổi. Mussolini cũng về theo Hitler, liên kết với Đức quốc xã. Không lâu sau, Đức quốc xã đã chiếm được một phần lớn đất của Hà Lan, Bỉ và Pháp. thế rồi quân Đức quốc xã vào tới Paris. Hàng vạn người Pháp bị Đức quốc xã bắt đem về Đức làm lao công. Bấy giờ chỉ còn Anh đánh nhau với bọn quốc xã.

Lúc bấy giờ, thủ tướng Anh là Winston Churchill. Churchill là một người dũng cảm gan lì. Lúc này, toàn bộ xe tăng của Anh không quá 100 chiếc, máy bay của Anh so ra ít hơn của Đức, quân số của Anh cũng kém hơn của Đức rất nhiều, tuy vậy Churchill vẫn dứt khoát không đầu hàng.

Đức quốc xã chuẩn bị đánh Anh.

Ở bờ biển châu Âu đối diện với Anh, Đức quốc xã tập kết hơn 300 thuyền lớn đáy bằng để đưa quân quốc xã qua eo biển Anh. Nhưng Hitler muốn đánh bại anh bằng lực lượng không quân trước, để quân quốc xã dễ bề đổ bộ lên đất liền. Hắn cho máy bay oanh tạc phi trường và hải cảng của Anh.

Và lần đầu tiên Hitler đã nếm được mùi thất bại. Tuy Anh không có nhiều máy bay như Đức, nhưng họ lại đánh thắng được máy bay của bọn quốc xã. Trận đánh này được gọi là “Chiến dịch Britain” (Battle of

Britain). Trong mười ngày đầu không chiến của chiến dịch này, Anh đã bắn rơi 697 chiếc máy bay quốc xã trong khi chỉ tổn thất có 153 chiếc!

Hitler biết máy bay của mình không thể diệt được không quân Anh, hắn bèn cho máy bay ngày đêm không ngừng oanh tạc Luân Đôn. Hàng ngàn vạn người dân thành Luân Đôn đã bị máy bay Đức giết chết. Nhưng phi công không quân Hoàng gia Anh vẫn tiếp tục bắn rơi nhiều máy bay Đức. Không quân Đức bị tổn thất quá nặng nên không dám đánh ban ngày nữa mà chỉ không kích vào ban đêm.

Lúc này những thuộc địa của Anh cũng phái quân đội đến trợ giúp Anh. Nhưng những thuộc địa như Canada, Áo, Nam Phi, New Zealand, Ấn Độ…, đều ở cách xa Anh, mà dưới lòng biển thì tàu ngầm của Đức quốc xã đang săn lùng, sẵn sàng dùng ngư lôi đánh chìm bất cứ tàu nào.

Lúc này Đức, Ý, Nhật Bản đã liên kết lại, gọi là phe trục. Sức tiến công vũ bão của phe trục đã giẫm nát châu Âu, Trung Quốc…

Tuy Mỹ cách xa châu Âu hơn ba ngàn dặm, song họ cũng cảm thấy phải tăng cường quốc phòng của nước mình. Quân đội của Mỹ vốn rất ít, nhưng lúc này đã được bổ sung thêm, và đã trở thành một quân đội rất lớn. Những công xưởng ở Mỹ đã biến thành công xưởng chế tạo xe tăng, máy bay và quân dụng để phòng xảy ra chiến tranh. Mỹ bắt đầu chế tạo chiến hạm cho hải quân. Nhưng một quân đội lớn mạnh, hiện đại không thể chỉ trong một sớm một chiều là có ngay được. Thời gian cần thiết để xây dựng quân đội phải mất nhiều năm. Thành lập hạm đội so ra còn tốn nhiều thời gian hơn thành lập lục quân. May sao, tổng thống Roosevelt đã sớm lãnh đạo nước Mỹ chuẩn bị ứng chiến.

Lúc bấy giờ, Đức quốc xã đang bận ở Pháp, Đan Mạch, Na uy để thiết lập quyền thống trị của chúng, lại phải lo đánh gục nước Anh. Tên độc tài Mussolini cũng muốn xâm chiếm Hy Lạp và Ai Cập. Nhưng Ý đánh trận còn thua xa người Đức. Một cánh quân đội dũng cảm ít ỏi của Hy Lạp đã chặn đứng sự xâm lược của người Ý ở Hy Lạp; đồng thời, ở Bắc Phi có một vị tướng người Anh chỉ huy một cánh quân thuộc địa đã đánh bại hai cánh quân Ý có số người đông gấp năm lần. Nhờ vậy, Ethiopia đã thoát khỏi sự thống trị của Ý.

Nhưng, sau này Đức quốc xã đã phái một cánh quân đến Hy Lạp, và chỉ trong vòng ba tuần lễ đã chinh phục được toàn bộ Hy Lạp. Chúng lại phái một cánh quân đến Bắc Phi, ở đây chúng đánh nhau với quân đội Anh ròng rã ba năm trời.

Thình lình, Hitler tấn công Nga. Hitler hy vọng sẽ mau chóng tiêu diệt được quân đội Nga. Hắn cứ đưa quân đi sâu vào đất Nga. Quân đội Nga tuy không ngừng thoái lui, nhưng không bị tiêu diệt. Cuối cùng, Hitler đã đến Moscow, chia quân làm ba nhánh tiến vào thủ đô nước Nga. Hitler tuyên bố, chiến dịch Mos- cow sẽ là mồ chôn quân đội Nga. Nhưng lời tuyên bố của hắn quá sớm. Nước Đức tuy dùng hàng ngàn máy bay và xe tăng tiến công, nhưng người Nga vẫn kiên cường cố thủ thành thị này. Suốt mấy tuần, binh sĩ và dân chúng kề vai sát cánh chiến đấu, quyết bảo vệ Moscow. Cuối cùng nhân dân Nga đã đánh bại được quân đội Đức, giải vây cho Moscow.

Nhưng việc không để cho người Đức chiếm Moscow cũng chưa phải là thắng lợi trọn vẹn trong lần chiến tranh này. Đức và Ý vẫn đánh chiếm gần hết các nước châu Âu.

Trong khi Nga đánh lui Đức ra khỏi Moscow thì Nhật bản ra tay tập kích. Máy bay Nhật Bản đột nhiên oanh tạc hạm đội của Mỹ ở Trân Châu Cảng (Pearl Harbor ở Hawaii) việc này xảy ra vào ngày 7 tháng 12 năm 1941. Toàn bộ số quân hạm của Mỹ ở đây đều bị chìm hoặc hư hao nặng. Trên hai ngàn quân Mỹ bị chết. Bốn ngày sau, Đức và Ý tuyên chiến với Mỹ.

Lúc đó, Mỹ còn chưa chuẩn bị xong, chưa đủ lực lượng đánh nhau với Đức và Nhật Bản, lục quân mới mà Mỹ thành lập còn chưa huấn luyện tốt, hạm đội mới cũng chưa có thể thay thế những chiếc tàu bị Đức đánh chìm ở Trân Châu Cảng. May sao, người Nga ở phía Âu chiến đấu hết sức dũng cảm, vì vậy, đã cầm chân trên trăm vạn quân đội quốc xã ở đây, khiến quân Đức không thể điều động đến nơi khác, Mỹ mới có thời gian chuẩn bị hơn một năm nữa. Công xưởng

Mỹ ra sức chế tạo xe tăng, xe cam-nhông, rồi tàu Mỹ nhanh chóng chở những quân dụng khí tài cung cấp cho Nga và quân đội Anh ở Ai Cập.

Nhưng lúc đầu Mỹ không thể nào ngăn chặn được thế tiến công của Nhật Bản. Nhật Bản đã chiếm lấy quần đảo Philippines thuộc Mỹ. Ở châu Á họ lại chiếm căn cứ hải quân của Anh – Singapore. Họ chiếm lấy quần đảo Hà Chúc đông Ấn Độ của Hà Lan. Họ chiếm Thái Lan và Miến Điện, lại còn tiến quân về Ấn Độ. Họ chiếm bán đảo Malaysia. Họ cũng chiếm Đông Dương thuộc Pháp, và một vùng đất rộng của Trung Quốc.

Những nơi mà người Nhật Bản chiếm, nhiều nơi đã từng có cuộc kháng cự anh dũng. Các binh sĩ Mỹ và Philippines ở quần đảo Philippines nếu không bị giết cũng bị bắt, chỉ có một số ít người trốn thoát chạy lên núi. Số người này tuy ít nhưng họ vẫn tiếp tục ra sức chiến đấu, gây nhiều tổn hại cho phát xít Nhật.

Tổng thống Roosevelt và thủ tướng Churchill quyết định đánh bại Đức trước, sau đó họ sẽ tiêu diệt Nhật Bản. Do vậy, quân đội Mỹ và Anh được phái đến Bắc Phi đánh nhau với quân đội Đức. Ở đây họ đã đánh bại quân Đức. Sau đó họ tiến công Ý.