Vía là gì? Cách nhận biết người nặng vía, nhẹ vía, yếu vía

Ghi chú: Tài liệu trích dẫn

“Vía”, “trộm vía”, “vía nặng”, “vía nhẹ” là những thuật ngữ đang được sử dụng phổ biến hiện nay. Vậy vía là gì? Các nhân biết người vía nặng, vía nhẹ như thế nào? Tất cả sẽ có trong nội dung bài viết dưới đây của Vietlearn.org!

Trong Phật giáo, “hồn” là tầng thức sâu lắng của tâm – ý thức và được biết đến với các tên gọi khác như nghiệp lực, chủng từ hay a – lại da thức. Vía cũng là một dạng tinh thần – ý thức như thô, nặng hơn và tương đương với “mạt – na thức; và nó tồn tại sau khi con người chết.

Theo nhiều tài liệu, nghiên cứu khái niệm hồn vía có nguồn gốc từ Đạo giáo, vía chính là phách theo cách gọi của người Việt.

Đạo gia quan niệm, con người khi sống còn có thân (xác), trú trong thân xác có hồn, phách, ý và trí. Vụ Thành Tử trong “Thái Vi Linh Thư” có viết:

Tam hồn: Người ta hồn có ba, là: Sảng Linh 爽 靈, Thai Quang 胎 光, và U Tinh 幽 精. Mỗi tháng cứ ngày mồng 3, 13, 23 là hồn lìa thân xác đi chơi, phải biết phép nhiếp hồn.

Thất phách: Phách có bảy, là: Thi Cẩu 尸 苟, Phục Thỉ 伏 矢, Tước Âm 雀 陰, Thôn Tặc 吞 賊, Phi Độc 非 毒, Trừ Uế 除 穢, và Xú Phế 臭 肺. Mỗi tháng các ngày Sóc 朔 (Mồng 1), Vọng 望 (15) Hối 晦 (30), là phách lưu đãng, giao thông với quỷ mị, cần phải biết phép hoàn phách”.

Hiểu một cách đơn giản nhất, vía là một dạng tinh thần, ý thức thiên về thô và có phần nặng tương tự như “mạt” và “na thức”. Khác với hồn, vía chỉ tồn tại trong một thời gian ngắn sau khi con người chết. Phật giáo gọi đây là hiện tượng “thân trung ấm”, sau đó sẽ tan biến dần dần.

Vía nặng, vía nhẹ là gì? Cách nhận biết

Vía nhẹ là gì? Dấu hiệu nhận biết người vía nhẹ

Khi phần âm nhiều hơn phần dương, chênh lệch với nhau thì vía của người này rất yếu. Do đó, khi bị sợ hãi quá độ khiến họ kinh sợ đến thất thần, không tập trung được.

Dấu hiệu của người nhẹ vía đó là:

Người nhẹ vía dễ gặp ma, linh hồn của người đã khuất. Mỗi khi đi trong bóng tối, người yếu vía thường nhìn thấy người cõi âm, dễ bị linh hồn người mất nhập xác.

Trong cuộc sống, người nhẹ vía lại rất may mắn, làm việc gì cũng thành công, đi đâu cũng có người giúp đỡ.

Người nhẹ vía rất nhát gan, dù có quyết định nhưng lại không dám thực hiện.

Khi ngủ say người nhẹ bóng vía thần hồn dễ xuất ra, đi ngao du khắp nơi; lúc này dù có chuyện gì đi chăng nữa thì cũng khó biết và tỉnh dậy. Điều này khiến cho buổi sáng khi thức dậy cơ thể luôn mệt mỏi, đau nhức.

Người yếu bóng vía khi mở hàng luôn mua may bán đắt, khách tới mua hàng tấp nập, bán không nghỉ tay, công việc làm ăn thuận lợi.

Vía nặng là gì? Dấu hiệu nhận biết người nặng vía

Vía nặng là khi dương thịnh âm suy, rất khó có thể nhìn thấy được ma quỷ. Người nặng bóng vía trái ngược hoàn toàn với người yếu bóng vía. Dấu hiệu nhận biết như sau:

Người nặng vía khi mở hàng thường rất xui, của hàng buôn bán luôn ế ẩm, vắng khách. Người kinh doanh muốn bán đắt hàng thì cần phải đốt vía nặng đi.

Người nặng bóng vía khi thăm đẻ luôn khiến đứa trẻ mới sinh khóc nhiều hơn bình thường nhất là vào thời gian buổi tối. Đứa trẻ dù được ba mẹ vỗ dành nhưng vẫn quấy khóc rất nhiều.

Những ai nặng bóng vía không bao giờ nhìn thấy người cõi âm

Người nặng vía thường gặp khó khăn, trắc trở trong cuộc sống.

Một số thông tin khác liên quan đến hồn vía, vía nặng, vía nhẹ

Phải vía là thuật ngữ được sử dụng từ lâu, theo đó một đứa trẻ đang tuổi ăn ngủ tốt, ngoan ngoãn, bỗng dưng thay đổi tâm tính, quấy khóc mà không rõ nguyên nhân. Bố mẹ đã làm mọi cách nhưng bé vẫn không nín khóc.

Ba hồn bảy vía là gì?

“Ba hồn bảy vía” tương đương với “tam hồn thất phách”. Đây là một quan niệm của Đạo giáo ảnh hưởng lớn tới văn hóa Việt Nam.

Ba hồn tạo thành tâm hồn thiêng liêng của một con người. Dương hồn chi phối các bộ phận phi vật thể của một người đó là tinh thần, trí tuệ, ý thức,…của họ. Khi trở thành vô thức, hồn có thể sẽ rời khỏi cơ thể con người. Sau khi chết hồn sẽ lên thiên đường hay cõi âm.

Bảy vía tạo thành linh hồn thể chất của một người. Đây là khía cạnh âm của linh hồn. Bảy phách cai quản các bộ phận rắn của con người, là bản năng và là khả năng sinh tồn tự nhiên của cơ thể. Phách (vía) gắn liền với cơ thể , ở lại với thể xác sau khi chết. Bảy vía bao gồm Thi Cẩu, Tước Âm, Thôn Tặc, Phục Thỉ, Phi Độc, Trừ Uế, Xú Phế. Trong quan niệm của người Việt, nam có 7 vía còn nữ có 9 vía.

Ngày vía là gì?

Ngày vía là ngày sinh, ngày mất, ngày hành đạo. Theo quan niệm của tín ngưỡng Phật giáo, vào các ngày này nếu làm việc tốt việc thiện sẽ tích đức rất nhiều. Do đó, vào ngày vía Phật, các tín đồ phật giáo thường ăn chay, làm từ thiện, phóng sinh với ý nguyện mong những điều tốt lành sẽ tới. Có các ngày vía Phật trong năm đó là:

Ngày 1 tháng 1 âm lịch – Vía Đức Phật Di Lạc

Ngày 8 tháng 2 âm lịch – Vía đức Phật Thích Ca xuất gia

Ngày 15 tháng 2 âm lịch – Vía Phật Thích Ca nhập diệt

Ngày 19 tháng 2 âm Lịch – Vía Đức Quán Thế Âm đản sanh

Ngày 21 tháng 2 âm Lịch – Vía Đức Phổ Hiền Bồ Tát

Ngày 16 tháng 3 âm lịch – Vía Đức Chuẩn Đề Bồ Tát

Ngày 4 tháng 4 âm Lịch – Vía Đức Văn Thù Bồ Tát

Ngày 15 tháng 4 âm Lịch – Vía Phật Thích Ca giáng sanh

Ngày 19 tháng 6 âm Lịch – Vía Đức Quán Thế Âm thành đạo

Ngày 13 tháng 7 âm Lịch – Vía Đức Đại Thế Chí Bồ Tát

Ngày 30 tháng 7 âm Lịch – Vía Đức Địa Tạng Bồ Tát

Ngày 19 tháng 9 âm Lịch – Vía Đức Quán Thế Âm xuất gia

Ngày 30 tháng 9 âm Lịch – Vía Phật Dược Sư

Ngày 17 tháng 11 âm Lịch – Vía Phật A Di Đà

Ngày 8 tháng 12 âm Lịch – Vía Phật Thích Ca thành đạo

Mất vía là gì?

Mất vía được sử dụng khi bạn bị người khác dọa hoặc gặp chuyện bất ngờ không kịp trở tay. Ví dụ như bạn đang đi, bất ngờ có một người đi phía sau, hù dọa một cách bất ngờ khiến bạn sợ đến nỗi “mất hồn mất vía”

Bắt vía là gì?

Bắt vía là việc bạn nắm được “thóp” của người kia. Trong tình yêu, bắt vía là tên gọi khác của lụy tình. Nếu bị bắt vía, bạn thường cảm thấy khổ sở khi yêu, sẵn sàng hy sinh và chịu “áp bức” của kẻ đã “bắt vía mình”. Những điều này càng cho vía của bạn yếu đi và bị đối phương lấn át.

Cách giải vía nặng hiệu quả

Xét về mặt khoa học, người ta sẽ khuyên bạn nên tránh những nơi có từ trường mạnh ví dụ như gốc cây to, nghĩa trang hay nhà xác. Còn theo dân gian, ông bà ta ngày xưa để hóa giải vía nặng thường đặt tỏi ở đầu giường hoặc một chiếc dao, cây kéo ở dưới gối nằm. Tuy nhiên, nhà có trẻ nhỏ thì cần phải lưu ý đến vấn đề này để không gây thương tích cho các bé. Sau khi đi từ đám hiếu hay những nơi có âm khí thì hãy đốt vía trước khi vào nhà.

Để cành dâu dưới giường của những đứa trẻ và những người yếu bóng vía hoặc mang vòng dâu bên mình cũng rất tốt. Đối với người lớn, nếu chúng ta không đeo được vòng dâu thì có thể để trong túi quần áo, hay ví, dưới gối ngủ đều được.

Hy vọng rằng, các thông tin trong bài viết “Vía là gì? Cách nhận biết người nặng vía, nhẹ vía” sẽ giúp ích với bạn. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào cần được giải đáp hãy comment phía dưới, Vietlearn.org sẽ hỗ trợ bạn nhanh chóng và miễn phí 100%.