Vô sinh chữa mãi không được
“Xin cho biết, trường hợp vô sinh chữa mãi không được thì làm thế nào để có con?”.
Ngoàiái nam ái nữ, ta lần lượt xem xét vô sinh ở hai giới nam và nữ.
Ở nam giới 1. Không có tinh trùng (tinh hoàn bị teo do biến chứng của bệnh quai bị hay hậu quả của bệnh lậu), hiện tượng hủy tinh trùng (lãnh tinh): Không thể có con. 2. Tinh trùng đủ tiêu chuẩn, nhưng giao hợp không đúng thời điểm rụng trứng: Cần sinh hoạt đúng ngày (ngày thứ 12 đến thứ 14 của vòng kinh). 3. Tinh trùng đủ tiêu chuẩn, nhưng bị suy yếu vì độ axit quá cao trong âm đạo người vợ: Thụ tinh nhân tạo bằng cách lấy tinh dịch của chồng bơm qua lỗ cổ tử cung, vào thời điểm rụng trứng. 4. Tinh trùng đủ tiêu chuẩn, nhưng có dị tật ở dương vật: Thụ tinh nhân tạo bằng tinh dịch của chồng bơm qua âm đạo, vào thời điểm rụng trứng. 5. Tinh trùng thưa thớt và hoạt động yếu: Thụ tinh trong ống nghiệm có viện trợ (Sẽ nói thêm ở dưới). 6. Không có tinh trùng (chỉ có tinh bào hoặc tiền tinh trùng): – Phương pháp thứ nhất, công bố đầu năm 1999 ở Italy: Lấy tinh bào của người vô sinh đem cấy vào tinh hoàn của chuột; sau 3 tháng, các tinh bào người phát triển dần thành tinh trùng bình thường, có khả năng thụ thai. – Phương pháp thứ hai, đơn giản và nhanh chóng hơn, công bố tháng 4/1999 ở Pháp: Qua sinh thiết tinh hoàn của người vô sinh, lấy tiền tinh trùng cho vào ống nghiệm để kết hợp với noãn thành trứng; sau một số lần phân chia thành phôi đủ tiêu chuẩn thì đem cấy vào dạ con.
Ở nữ giới 1. Tử cung không phát triển (do rối loạn nội tiết), teo buồng trứng: Không thể có thai. 2. Không có âm đạo: Phẫu thuật tạo hình âm đạo, sau đó khả năng thụ thai phụ thuộc vào tình hình và mối quan hệ tử cung – âm đạo mới. 3. Kinh nguyệt bình thường nhưng giao hợp không đúng thời điểm rụng trứng: Chỉnh lại cho khớp. 4. Tắc ống dẫn trứng, còn buồng trứng vẫn bình thường: Thụ tinh trong ống nghiệm, rồi chuyển phôi vào tử cung của bản thân hay của người khác. 5. Di chứng vết thương hoặc dị tật không thể mang thai, còn buồng trứng bình thường: Thụ thai trong ống nghiệm, rồi chuyển phôi vào tử cung của người khác.
Nói thêm:
Sau sự ra đời của một đứa bé bằng kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm (TTTÔN) vào tháng 7 năm 1978, tới nay, kỹ thuật TTTÔN đã trở nên phổ biến (riêng nước Pháp mỗi năm tiến hành 10.000 trường hợp), đã được cải tiến nên đạt kết quả chắc chắn hơn. Xin nêu mấy điểm về kỹ thuật đó. – TTTÔN cổ điển: Kích hoạt buồng trứng, sau đó chọc hút buồng trứng để lấy các noãn, cho thụ thai với tinh trùng trong ống nghiệm, rồi chuyển phôi vào tử cung. – TTTÔN có viện trợ: Khác với cổ điển ở chỗ không để tinh trùng tự chui vào noãn (nếu yếu quá thì chui sao đặng!), mà dùng một cây kim siêu nhỏ tiêm tinh trùng xuyên qua vỏ noãn.
Một cải tiến đáng kể nữa là đông lạnh phôi để chủ động khi muốn sinh thêm, khỏi phải chọc lại buồng trứng, rất phiền hà. Ngoài ra, người ta đang hướng tới việc loại bỏ những gene bất lợi của phôi, giúp nó phát triển thành con người khỏe mạnh bình thường.