Vũ trụ có chứa lỗ trắng không?

Từ khóa tìm kiếm: Hãy Trả Lời Em Tại Sao? – Tập 12 – Arkady Leokum

Theo như tên của nó, một lỗ trắng sẽ đối lập chính xác với lỗ đen. Trong khi lỗ đen là một vùng không gian mà tại đó vật chất sẽ biến mất giống như nước đổ vào ống cống, lỗ trắng sẽ cho phép mọi vật bùng phát ra từ hư không giống như một suối nước.

Đương nhiên là lỗ trắng không thể tồn tại, ít nhất là theo toán học. Điểm khởi đầu có thể là sự sụp đổ của một ngôi sao khi mà nhiên liệu hạt nhân của nó đã cháy hết. Vì không còn gì để ngăn sự sụp đổ và trọng lực sẽ ngày càng mạnh hơn, một khu vực sẽ được hình thành mà tại đó trọng lực mạnh tới mức ngay cả ánh sáng cũng không thoát ra được – nói cách khác là lỗ đen.

Theo thuyết trọng trường của Einstein, nếu trong không gian có lỗ đen, ẩn dấu ở trung tâm của nó sẽ là một vùng trọng trường mạnh vô hạn, một điểm “độc nhất” (singularity).

Tuy nhiên, nếu lỗ đen đang xoay (lỗ đen được tạo thành từ một ngôi sao đang xoay thì gần như chắc chắn là lỗ đen đó sẽ xoay) thì mọi việc lại khác hơn. Ở điểm độc nhất, nó sẽ chứa một “cuống họng” ở trung tâm mà từ đó vật chất bị biến mất và từ đó vật chất lại được “ho” vào nơi nào đó trong vũ trụ. Dòng vật chất tuôn chảy được tạo thành sẽ là một lỗ trắng: một dòng suối vật chất và năng lượng.

Vậy các lỗ trắng đang ở đâu? Nhìn sơ, chúng có thể đang ở khắp vũ trụ; có rất nhiều những bằng chứng rằng vật chất và năng lượng đang chảy vào vũ trụ (thực tế, ngay cả chính lỗ đen cũng cho thấy các dấu hiệu rằng nó từng là một lỗ trắng).

Tuy nhiên, vào giữa những năm 1970, một lý thuyết gia người Mỹ đã chứng minh rằng lỗ trắng sẽ lập tức bị chuyển thành lỗ đen, ngay khi nó xuất hiện, vì bụi và khí xung quanh sẽ rơi vào lỗ trắng và làm nó tiêu tan. Do đó, bất chấp việc lỗ trắng có một khả năng toán học khá táo bạo, vật lý học kém cỏi dường như đang ngăn chúng ta nhìn thấy nó.