Ý tưởng về trọng lực nhân tạo trong các tàu không gian đã đi về đâu?

Từ khóa tìm kiếm: Hãy Trả Lời Em Tại Sao? – Tập 12 – Arkady Leokum

Ai đã từng biết qua câu chuyện Dan Dare và 2001: Một cuộc phiêu lưu không gian, chắc sẽ tưởng tượng là các trạm không gian bay bên trên chúng ta sẽ thực hiện một sự xoay tròn ổn định để tạo cho những người sống trong đó cảm giác về trọng lực nhờ hiệu ứng ly tâm giống như “máy sấy quần áo”. Tuy nhiên, giờ đã qua năm 2001 từ lâu và các phi hành gia trên Trạm không gian quốc tế vẫn còn trôi vô định xung quanh giống như những quả bong bóng. Mặc dù rất đơn giản từ khía cạnh kỹ thuật, phương pháp “máy sấy” vẫn tàn phá sinh lý cơ thể người. Các thí nghiệm tiến hành trong suốt những năm 1960 và 1970 phát hiện rằng con người bắt đầu cảm thấy buồn nôn khi bị xoay ở vận tốc lớn hơn hai vòng mỗi phút. Như vậy là quá chậm để một trạm không gian rộng hơn 300km có thể mô phỏng một lực ly tâm giống như trọng lực của trái đất – lực lớn hơn nhiều so với những gì có thể làm trong hiện tại.

Nếu con người muốn thám hiểm không gian xa hơn nữa, vấn đề trọng lực nhân tạo nhất định phải được giải quyết, vì những nghiên cứu trên các phi hành gia trong các sứ mệnh không gian lâu dài đã chỉ ra rằng ở trong tình trạng không trọng lực kéo dài sẽ làm yếu cơ và xương. Một ý tưởng khác là cho các phi hành gia được ở trong môi trường trọng lực từng lúc một, trong một “máy sấy” ở trên tàu với kích thước vừa một người. Những kích thước nhỏ của máy này có nghĩa là vận tốc xoay phải đạt tới 20 vòng mỗi phút và các thí nghiệm đã chứng tỏ rằng nôn ói thực sự là một vấn đề. Cũng có đề xuất tạo ra trọng lực nhân tạo bằng cách đẩy cả phi thuyền tới trước với gia tốc giống như gia tốc trọng trường của trái đất. Thật không may, chưa ai có thể phát minh một hệ thống đẩy có khả năng phi thường như vậy.