Bảng tính tan hóa học đầy đủ của muối và màu kết tủa

Bảng tính tan: Tín tan là gì, bảng tính tan, cách học thuộc bảng tính tan, tính tan của một số axit bazo muối…

Chất tan và chất không tan

Ở trong nước , có chất tan và chất không tan , có chất tan ít , có chất tan nhiều .

Tính tan của một số axit, bazo, muối

( Cách học thuộc bảng tính tan )
– Axit : Hầu hết axit tan được trong nước , trừ axit silixic .

– Bazo : phần lớn các bazo không tan trong nước , trừ một số như : KOH , NaOH,..

– Muối :

  • Những muối natri , kali đều tan .
  • Những muối nitrat đều tan .
  • Phần lớn các muối clorua , sunfat tan được . Nhưng phần lớn các muối cacbonat không tan .

Độ tan của một chất trong nước

Định nghĩa độ tan

Độ tan ( kí hiệu là S ) của một trong nước là số gam chất đó hòa tan trong 100 gam nước để tạo thành dung dịch bão hòa ở một nhiệt độ xác định.

Những yếu tố ảnh hưởng đến độ tan

– Độ tan của chất rắn trong nước phụ thuộc vào nhiệt độ, trong nhiều trường hợp, khi nhiệt độ tăng thì độ tan cũng tăng theo. Số ít trường hợp, nhiệt độ tăng độ tan lại giảm.

– Độ  tan của chất khí trong nước phụ thuộc vào nhiệt độ và áp suất. Độ tan của chất  khí trong nước sẽ tăng, nếu ta giảm nhiệt độ và tăng áp suất

Bảng tính tan

Bảng tính tan hóa học

IMG_256 Bảng tính tan

Tính tan của một số muối và hydroxit

IMG_257 Tính tan của một số muối và hydroxit

Màu sắc của một số Hidroxit không tan

  • Cu(OH)2: kết tủa xanh lam
  • Fe(OH)2: kết tủa lục nhạt
  • Fe(OH)3: kết tủa nâu đỏ
  • Mg(OH)2: kết tủa trắng không tan trong kiềm dư
  • Al(OH)3, Zn(OH)2, Pb(OH)2, Sn(OH)2: kết tủa trắng tan trong kiềm dư.