[Bỏ túi] Bảng hóa trị các nguyên tố lớp 8 đầy đủ nhất

Nguồn trích dẫn: toppy.vn

Hóa học lớp 8 cung cấp cho học sinh những kiến thức vô cùng hấp dẫn và là tiền đề cho những bài học của các khóa cao hơn. Trong đó, có một kiến thức mà bất kỳ học sinh nào cũng than vãn về việc khó nhớ của nó. Đó chính là bảng hóa trị các nguyên tố. Cùng Toppy tìm hiểu thông tin về bảng này nhé.

https://www.youtube.com/watch?v=ws2LYfnE_98
Học Thuộc Lòng Bảng Tuần Hoàn Hóa Học Trong 5 Phút Với Cách Ghi Nhớ Nhanh Nhất 

Hóa trị là gì?

Hóa trị được đưa ra khái niệm từ thế kỷ thứ 19. Tại thời điểm đó, hóa trị của nguyên tố được xem là khả năng mà một nguyên tử của nguyên tố có thể kết hợp hoặc thay thế bao nhiêu nguyên tử tương đương khác.

Hóa trị là khái niệm được ra đời từ thế kỷ 19

Ngày nay, hóa trị được định nghĩa khác hơn một chút. Nó là con số biểu thị khả năng liên kết của nguyên tử hoặc nhóm nguyên tử của nguyên tố này với nguyên tử của nguyên tố khác trong cùng một hợp chất. Giá trị của nguyên tố được xác định bằng số liên kết hóa học mà nguyên tử của nguyên tố đó tạo nên trong phân tử.

Như vậy, hóa trị đã được định nghĩa rồi. Vậy bảng hóa trị của các nguyên tố là gì? Nó được định nghĩa là bảng tập hợp những nguyên tố hóa học cơ bản và hóa trị của chúng. Bảng này vô cùng quan trọng và học sinh bắt buộc cần phải nhớ để giải thích cho các bài học cơ bản. Nó là nền tảng cơ bản cho những bài nâng cao hơn. Tuy vậy, đa phần học sinh đều thấy khó khăn khi học một bảng hóa trị lớp 8 đầy đủ.

Đăng ký học thử miễn phí môn Hóa học từ lớp 8 đến lớp 12

Quy tắc của hóa trị

Hóa trị của một nguyên tố được xác định theo hóa trị đơn vị của nguyên tố Hidro và hóa trị của nguyên tố oxi. Nguyên tố Hidro mặc định là hóa trị 1. Hóa trị của nguyên tố Oxi mặc định là hóa trị 2.

Có thể lấy ví dụ như sau:

Trong phân tử HCl, Cl có hóa trị I. Trong phân tử H2O, O có hóa trị II. Hay như trong phân tử NH3, N có hóa trị III. Rất dễ dàng đúng không các bạn của Toppy.

Tuy nhiên, cũng có một lưu ý rằng, không phải nguyên tố nào cũng chỉ có duy nhất 1 hóa trị. Có những nguyên tố chỉ có 1 hóa trị. Nhưng cũng có những nguyên tố có đến 2 hoặc nhiều hơn 2 hóa trị. Lấy ví dụ: Nguyên tố H chỉ có 1 hóa trị là I. Trong khi đó, nguyên tố C có 2 hóa trị là II và IV. Nguyên tố S có tới 3 giá trị là II, IV, và VI. Đó chính là lý do vì sao mà cần học thuộc bảng hóa trị các nguyên tố để biết nguyên tố đó có mấy hóa trị là như vậy.

Bảng hóa trị các nguyên tố hóa học

Quy tắc xác định

Quy tắc xác định hóa trị được tính bằng cách nào? Đó chính là trong một phân tử công thức hóa học xác định là tích của chỉ số và hóa trị của nguyên tố này bằng tích của chỉ số và hóa trị của nguyên tố kia. Như vậy ta có công thức quy tắc hóa trị như sau:

x.a=y.b

Trong đó: x là hóa trị của nguyên tố M

y là hóa trị của nguyên tố X trong công thức hóa học MaXb.

Trong học lớp 8 bảng hóa trị, quy tắc là quan trọng nên cần nhớ nhé

Kiến thức về bảng hóa trị hóa học đều bắt buộc học sinh phải ghi nhớ, học thuộc nội dung có trong bảng này. Bởi chỉ có học thuộc thì các bài tập liên quan các em mới có thể giải được một cách nhanh chóng và chính xác nhất. Nếu không học thuộc, thì nguy cơ nhầm lẫn sẽ xảy ra. Điều đó khiến cho kết quả học tập không được như mong muốn.

Thông thường, chúng ta sẽ gặp các bài tập về hợp chất nhiều hơn đơn chất. Nhưng nói như vậy không có nghĩa là các hóa trị của nguyên tố các em không phải nhắc đến. Dù ít sử dụng, nhưng cũng cần học bảng này để nắm được kiến thức ban đầu và sơ khai nhất đã.

Bảng giá trị hóa học cho người dùng biết tên nguyên tố có ký hiệu hóa học như thế nào? Nguyên tử khối bao nhiêu? Số proton và số hóa trị? Đây là kiến thức vô cùng cơ bản để giải được bài tập hóa đấy nhé.

Các cách nhớ bảng hóa trị của các nguyên tố

Vì có vai trò quan trọng như vậy nên việc học thuộc lòng bảng bảng hóa trị 8 đầy đủ vô cùng quan trọng. Hãy xem có những cách nào giúp bạn nhớ nhanh các hóa trị này nhé.

Nhớ theo các nhóm nguyên tố cùng hóa trị

Đây là cách nhớ giúp cho học sinh có thể điểm qua được toàn bộ bảng hóa trị đầy đủ nhất của các nguyên tố với sắp xếp hóa trị từ nhỏ đến lớn. Cụ thể:

Hóa trị I: bao gồm Hg, Ag, Na, Cl, K, Li. Có cách đọc nhanh là Hết Bạc Na Lo Kiếm Liền.

Hóa trị II: bao gồm Mg, Ca, Ba, Pb. Cu, Hg, Fe, Zn, với cách đọc nhanh là: Má Cản Ba Phá Cửa Hàng Sắt Kẽm.

Hóa trị III: bao gồm Al và Fe.

Ghi nhớ theo cách nói vui

Bên cạnh nhớ bằng việc gộp các nhóm nguyên tố cùng hóa trị lại với nhau, thì cũng có một cách nói vui mà các thầy cô thường dạy cho học sinh. Đây là cách cũng giúp cho học sinh nhớ được nhanh thứ tự các hóa trị. Đó chính là: Hai Bà Cả không Mua Chì Kẽm Sắt Cũng Mãi một Năm Ăn hết Khoảng ba Phen Vàng Nhưng Sắt Nhôm năm Phen bốn Chỉ.

Nhớ theo bài ca

Cách nhớ tiếp theo mà Toppy hướng dẫn các bạn chính là đọc thuộc bài thơ. Việc đọc thuộc bài ca hóa trị sẽ giúp cho học sinh nhớ nhanh hơn, vần vè hơn và dễ thuộc hơn.

Bài ca hóa trị giúp học sinh học thuộc dễ dàng

Như vậy, bảng hóa trị các nguyên tố hóa học là một bảng tập hợp các hóa trị của nguyên tố. Đây là bảng bắt buộc phải học thuộc đối với học sinh. Hy vọng với những cách ở trên, các em học sinh đã có cho mình những mẹo để thuộc và nhớ lâu hơn rồi nhé!

CÁCH NHỚ HÓA TRỊ NGUYÊN TỐ HÓA HỌC

Các phương pháp nhận biết Axit Bazơ muối – Hóa 8