Các cách cân bằng phương trình hóa học nhanh

IMG_256

Cách cân bằng phương trình hóa học theo phương pháp hệ số cân bằng

Gồm các bước sau:

Bước 1: Đưa hệ số là các số nguyên hay phân số vào trước công thức các hợp chất sao cho số nguyên tử các nguyên tố ở 2 vế của phương trình bằng nhau.
Bước 2: Giữ nguyên phân số hoặc khử mẫu để được phương trình hoàn chỉnh.

Ví dụ 1: Cân bằng phản ứng sau:

P + O2 —> P2O5

Cách làm: Đưa hệ số 2 vào trước P, hệ số 5/2 vào trước O2, giữ nguyên hệ số của P2O5và quy đồng mẫu số chung là 2, ta được phương trình hoàn chỉnh:

4P + 5O2 —> 2P2O5

Ví dụ 2: Cân bằng phản ứng sau:

NH3+ O2 —> NO + H2O

Cách làm: Đưa hệ số 2 vào trước NH3 và NO , hệ số 3 vào trước H2O, hệ số vào trước O2và quy đồng mẫu số chung là 2, ta được phương trình hoàn chỉnh

4NH3+ 5O2 —> 4NO + 6H2O

Cách cân bằng phương trình hóa học theo phương pháp chẵn lẻ

Phương pháp: xét các hợp chất trước và sau phản ứng. Nếu số nguyên tử của cùng một nguyên tố trong một số công thức hóa học là số chẵn, còn ở công thức khác lại là số lẻ thì cần đặt hệ số 2 trước công thức có số nguyên tử là số lẻ, sau đó tìm các hệ số còn lại.

Ví dụ 1: Cân bằng phản ứng sau:

FeS2+ O2 —> 2Fe2O3+ SO2

Cách làm: Ta thấy số nguyên tử oxi trong O2và trong CO2là số chẵn còn trong Fe2O3là số le nên cần đặt hệ số 2 trước công thức Fe2O3.

FeS2+ O2 —> 2Fe2O3+ SO2

– Tiếp theo cân bằng số nguyên tử Fe nên đặt hệ số 4 vào trước FeS2

4FeS2+ O2 —> 2Fe2O3+ SO2

-Cân bằng số nguyên tử S nên đặt hệ số 8 trước SO2

4FeS2+ O2 —> 2Fe2O3+ 8SO2

– Cuối cùng cân bằng số nguyên tử oxi nên đặt hệ số 11 trước O2

4FeS2+ 11O2 —> 2Fe2O3+ 8SO2

Ví dụ 2: Cân bằng phản ứng sau:

Al + O2 —> Al2O3

Cách làm: Số nguyên tử oxi trong Al2O3là số lẻ nên thêm hệ số 2 vào trước nó.

Al + O2 —> 2Al2O3

Tiếp theo cân bằng số nguyên tử nhôm, ta đặt hệ số 4 vào trước Al.

4Al + O2 —> 2Al2O3

Cuối cùng cân bằng số nguyên tử oxi, ta thêm hệ số 3 trước O2.

4Al + 3O2 —> 2Al2O3

Cách cân bằng phương trình hóa học theo phương pháp đại số

Gồm các bước sau:

Phương pháp:

Bước 1:Đưa các hệ số hợp thức a, b, c, d, e, f, … lần lượt vào các công thức ở hai vế của phương trình phản ứng.

Bước 2:Cân bằng số nguyên tử ở 2 vế của phương trình bằng một hệ phương trình chứa các ẩn a, b, c, d, e, f, …

Bước 3:Giải hệ phương trình vừa lập, để tìm hệ số.

Ví dụ 1:Cân bằng phản ứng sau:

Cu + H2SO4 —> CuSO4+ SO2+ H2O (1)

Bước 1:Điền cá hệ số hợp thức a, b, c, d, e, f, … vào các chất trước và sau phản ứng (1).

Bước 2:Tiếp theo lập hệ phương trình dựa vào mối quan hệ về khối lượng giữa các chất trước và sau phản ứng (khối lượng nguyên tử của mỗi nguyên tố ở 2 vế phải bằng nhau).

Cu: a = c (1)
S: b = c+ d (2)
H: 2b = 2e (3)
O: 4b = 4c + 2d + 3 (4)

Bước 3:Giải hệ phương trình bằng cách:

Từ phương trình (3): chọn e = b = 1

Từ phương trình (2), (4) và (1): c = a = d = 1/2

Từ phương trình (1) và (2): a = c = 1/2

Bước 4:Đưa hệ số vừa tìm vào phương trình phản ứng:

1/2Cu + H2SO4 —> 1/2CuSO4+ 1/2SO2+ H2O

Hoặc

Cu + H2SO4 —> 2CuSO4+ SO2+ 2H2O

Ví dụ 2:Cân bằng phản ứng oxi hóa khử sau:

Al + HNO3 —> Al(NO3)3+ NO2+ H2O

Bước 1:Đưa hệ số hợp thức vào phản ứng:

aAl + bHNO3 —> cAl(NO3)3+ dNO2+ eH2O

Bước 2:Cân bằng số nguyên tử ở 2 vế của phản ứng, ta có hệ phương trình:

Al: a = c (1)
N: b = 3c + d (2)
H: b = 2e (3)
O: 3b = 9c + 2d + e (4)

Bước 3:Giải hệ phương trình bằng cách:

Từ phương trình (3), chọn e = 1; b = 2

Từ phương trình (2) và (4): e = d = 1

Từ phương trình (1) và (2): a = c = 1/3

Bước 4:Đưa hệ số vừa tìm vào phương trình phản ứng.