Vật lý 6: Bảng đơn vị đo độ dài các em cần biết?
Nguồn trích dẫn: toppy.vn
Như chúng ta đã biết đo độ dài là cách đo chính xác chiều dài, chiều rộng, kích thước của một vật. Trong cuộc sống hàng ngày, việc đo độ dài được ứng dụng rất nhiều. Chính vì vậy, đo độ dài đã trở thành một bài học không thể thiếu trong chương trình vật lý 6. Ở các lớp dưới, các em đã được tiếp xúc với các đơn vị đo độ dài cơ bản. Vật lý 6 đem đến cho các em bảng đơn vị đo độ dài chi tiết hơn. Các em hãy tham khảo những kiến thức được tổng hợp trong bài viết này để có thể học tốt hơn nhé!
Đo độ dài là gì?
Đo độ dài là so sánh độ dài đó với một độ dài khác được chọn làm đơn vị.
Sử dụng thước dây để đo
Đây chính là định nghĩa dễ hiểu nhất dành cho các em học sinh tìm hiểu về cách đo độ dài, đo độ dài là gì? Khi chúng ta xác định kích thước độ dài của một vật, chúng ta không thể ước lượng bằng mắt thường. Đặc biệt là khi chúng ta cần xác định kích thước chính xác, thì cần phải dùng đến thước đo. Ở đây, vật được đo độ dài sẽ được so sánh với thước chính là – độ dài khác được chọn làm đơn vị. Thước đo hiện nay có thể được chia thành nhiều loại đơn vị đo khác nhau, hình dạng khác nhau. Bảng đơn vị đo độ dài sẽ giúp chúng ta chọn được thước đo có đơn vị đo thích hợp.
Giới hạn đo là là độ dài lớn nhất ghi trên thước.
Mọi chiếc thước đều có giới hạn xác định. Chính vì vậy, người ta thường dùng thước dây, thước cuộn để đo độ dài những vật lớn. Các em nên chú ý đến giới hạn đo độ dài của thước để đo vật chính xác nhất. Có nhiều cách đo để xác định kích thước một vật. Nếu vật vượt quá giới hạn của giới hạn đo. Các em hoàn toàn có thể đo nhiều lần nối tiếp nhau. Sau đó cộng tổng độ dài để ra kích thước của vật cần xác định. Thước sẽ có sẵn những đơn vị đo độ dài trong bảng đơn vị đo độ dài để quy đổi.
Độ chia nhỏ nhất là độ dài giữa hai vạch chia liên tiếp trên thước.
Đối với các loại thước khác nhau sử dụng trong cuộc sống hàng ngày, độ chi nhỏ nhất có thể sẽ dài ngắn khác nhau. Trên thước kẻ thông thường của học sinh, độ chia nhỏ nhất thường là 1mm. Các em nên kiểm tra độ chia nhỏ nhất trước khi sử dụng để có thể đảm bảo kết quả đo chính xác. Bảng đơn vị đo độ dài sẽ giúp các em xác định được độ dài của các vạch chia trên thước. Thuộc bảng đơn vị này các em sẽ dễ dàng học tập, ứng dụng thực tế nhiều hơn.
Thước dây – bảng đơn vị đo độ dài
Bảng đơn vị đo độ dài
Đơn vị đo độ dài trong hệ thống đơn vị đo lường hợp pháp của Việt Nam là mét. Thường được ký hiệu là m.
Với đơn vị đo độ dài này, các em sẽ thường thấy trong việc đo chiều cao của con người. Đo những đồ vật có kích thước lớn, người ta cũng sẽ sử dụng đơn vị đo này. 1m = 100cm. Đây chính là cách quy đổi về centimet trên thước đo của học sinh.
Đơn vị đo độ dài lớn hơn mét là kilomet. Thường được ký hiệu là Km.
Đơn vị đo độ dài Kilomet thường được ứng dụng trong việc đo độ dài quãng đường, chiều cao tòa nhà,… Đây là một đơn vị lớn, các em nên chú ý trong cách đổi đơn vị và vận dụng thực tế. Những bài vật lý lớp 6, hoặc những bài toán tính khoảng cách thường sẽ xuất hiện đơn vị đo độ dài này. 1km = 100m.
Đơn vị đo độ dài nhỏ hơn mét là decimet (dm), centimet (cm) và milimet (mm).
Bảng đơn vị đo độ dài
Với những đơn vị nhỏ hơn này, các em sẽ được vận dụng trong các bài toán, vật lý đo độ dài đoạn thẳng. Hoặc xác định kích thước của các vật nhỏ. Trên thước kẻ thông thường của học sinh, người ta sử dụng đơn vị đo cm và mm.
Một số chuyển đổi đơn vị đo độ dài cơ bản thường dùng:
1km = 1000m
1m = 10dm
1m = 100cm
1m = 1000mm
Bảng đơn vị đo độ dài sẽ chỉ dẫn các em cách chuyển đổi giữa những đơn vị đo. Nhớ được tỉ lệ chuyển đổi, các em có thể áp dụng tốt hơn trong việc giải các bài vật lý, bài toán trên lớp. Đây cũng là một kiến thức có thể áp dụng vào thực tế, vì vậy, các em nên học thuộc bảng chuyển đổi này.
Dụng cụ để đo độ dài
Trong cuộc sống, chắc hẳn các em đã bắt gặp rất nhiều các loại thước dùng để đo độ dài. Thước đo chính là dụng cụ để đo độ dài thông dụng nhất hiện nay. Thước có thể được làm từ nhiều chất liệu. Từng loại thước khác nhau có thể dùng trong các trường hợp đo vật khác nhau. Thước cuộn thường dùng để xác định những vật hoặc khoảng cách lớn. Thước dây thường dùng để đo chiều cao, đo kích thước cơ thể con người. Thước cứng như thước nhựa thước gỗ được dùng để đo kích thước của vật nhỏ. Thước kẹp cũng là một dạng thước được sử dụng nhiều trong cuộc sống.
Thước đo độ dài – bảng đơn vị đo độ dài
Để có thể thiết kế ra chiếc thước mang số đo chuẩn chỉnh người ta phải dùng bảng đơn vị đo độ dài. Mọi chiếc thước được bán ra trên thị trường đều được kiểm tra kỹ về độ dài. Chúng ta hoàn toàn có thể tin tưởng và sử dụng hằng ngày. Tuy nhiên khi áp dụng vào bài tập, chúng ta không thể dùng những chiếc thước này để đo độ dài. Chính vì vậy, các em cần học thêm công thức tính độ dài khoảng cách, công thức tính quãng đường,…
Ước lượng độ dài bằng tay
Bên cạnh việc sử dụng thước, đôi khi chúng ta không tiện để tìm kiếm thước đo. Chúng ta hoàn toàn có thể ước lượng độ dài bằng tay. Tuy nhiên, cách xác định độ dài này có thể sẽ không chính xác. Các em chỉ nên tham khảo chứ không nên áp dụng nhiều trong bài học, hoặc tính toán. Để có thể dùng được cách ước lượng độ dài bằng tay. Chúng ta cần biết độ dài một gang tay của mình. Độ dài 1 gang tay người lớn sẽ khác với kích thước tay trẻ nhỏ. Độ dài 1 gang tay được tính từ đầu ngón cái đến đầu ngón giữa khi chúng ta xòe ngón tay hết cỡ.
Cách quy đổi theo gang tay
Chúng ta có thể đo xem vật dài khoảng bao nhiêu gang tay. Sau đó quy đổi từ kích thước 1 gang tay ra kích thước của vật. Ví dụ 1 gang tay người lớn khoảng 18cm. Vật được xác định là dài khoảng 4 gang tay của người đó. Chúng ta lấy 18×4 để được số đo kích thước của vật theo hệ cm. Đây là cách ước lượng độ dài bằng tay mà ông bà, bố mẹ chúng ta thường sử dụng. Nếu con số được đo ra quá lớn, các em có thể dùng bảng đơn vị đo độ dài để quy đổi. Kích thước sau khi được quy đổi dù mang đơn vị đo độ dài khác. Nhưng trên thực tế kích thước vẫn bằng nhau.
Tác dụng
Đây là một mẹo vặt cuộc sống rất hay, các em có thể áp dụng trong trường hợp cần xác định nhanh. Vật phải có kích thước không quá lớn các em mới có thể áp dụng theo cách này. Tuy nhiên nếu dùng ước lượng bằng tay các em có thể gặp phải việc đo sai, đo không chuẩn. Hãy nắm rõ các ước lượng độ dài bằng gang tay trước khi sử dụng nhé!
Bài viết trên đây của chúng tôi đã đem đến cho các em cách đo độ dài và bảng đơn vị đo độ dài. Đây đều là những đơn vị thông dụng và được ứng dụng nhiều trong việc học tập và cuộc sống của các em. Các em nên học thuộc bảng đơn vị này để có thể làm bài tập vật lý lớp 6 dễ dàng nhất. Những bài tập về đo độ dài sẽ không còn là quá khó khăn với các em nữa. Chúc các em học tập và rèn luyện thật tốt đạt được kết quả như ý muốn của mình.