Dạy con kỹ năng giao tiếp – Bí quyết hiệu quả để trẻ tự tin
Nguồn trích dẫn: toppy.vn
Dạy con kỹ năng giao tiếp là một trong những bí quyết hiệu quả nhất. Để trẻ phát triển khả năng phản xạ và năng lực ứng xử. Bởi vậy, trong mọi giai đoạn cuộc đời trẻ, việc ba mẹ dạy con kỹ năng giao tiếp là vô cùng quan trọng. Trẻ giao tiếp tốt sẽ có được năng lực phát triển ngôn ngữ tốt hơn. Từ đó tạo nên những lợi thế trong học tập, công việc. Cũng như mở rộng mối quan hệ xã hội. Tại bài viết này, mời ba mẹ cùng Toppy tìm hiểu những bí quyết hiệu quả nhất. Để dạy con kỹ năng giao tiếp – rèn luyện sự tự tin của trẻ.
Vì sao cần dạy con kỹ năng giao tiếp
Theo quan điểm triết học của Mac-xit, con người là tổng hòa các mối quan hệ xã hội. Vì thế, để tồn tại và phát triển tốt trong sự vận hành của xã hội. Sự tương tác giữa người với người là vô cùng cần thiết. Mà, công cụ tốt nhất để con người trong lịch sử, hiện tại và tương lai có thể tương tác qua lại và truyền thông tin là ngôn ngữ. Ngôn ngữ kết nối giữa người với người vô cùng hiệu quả. Bởi vậy, có thể nói, ngôn ngữ hay giao tiếp là chìa khóa để con người phát triển theo đúng nghĩa bao hàm của “con người”.
Vì sao cần dạy con kỹ năng giao tiếp
Trẻ nhỏ phát triển kỹ năng giao tiếp từ rất sớm với những biểu hiện, hành động của trẻ khi tiếp xúc với âm thanh. Để có thể phát triển và sử dụng tốt nhất khả năng ngôn ngữ của mình, trẻ cần phát triển tốt kỹ năng giao tiếp. Giao tiếp tốt giúp con tự tin trong cuộc sống, thoải mái hơn trong việc kết nối xã hội. Có kỹ năng trong xử lý tình huống, thể hiện cá tính của bản thân. Bên cạnh đó, việc rèn luyện kỹ năng giao tiếp sẽ là quá trình dài, tác động tích cực đến việc trẻ hình thành tình cách và học thêm những kỹ năng sống mới.
Dạy gì khi con học kỹ năng giao tiếp?
Việc rèn luyện kỹ năng giao tiếp rất khó để trẻ có thể tự mình tìm hiểu và thực hành. Bởi vốn sống và sự mở rộng, tương tác của con đang ở mức thấp. Vì vậy, sự giúp đỡ của ba mẹ là điều vô cùng cần thiết. Toppy tổng hợp 5 bí quyết quan trọng nhất con cần học để phát triển khả năng giao tiếp. Dựa theo những định hướng và sự hỗ trợ của ba mẹ.
Dạy con kỹ năng giao tiếp – “Lời chào cao hơn mâm cỗ”
Trong quá trình dạy con kỹ năng chào hỏi, có 3 điểm cần chú ý sau:
Lời chào quan trọng vì nó là yếu tố mở đầu cho một cuộc trò chuyện, quyết định hiệu quả hội thoại.
Nên dạy con chào hỏi kết hợp với cách bày tỏ tình cảm và sự quan tâm chân thành
Ba mẹ và người lớn trong nhà là những tấm gương sáng để trẻ có thể noi theo.
Cụ thể như sau:
Dạy gì khi con học kỹ năng giao tiếp?
Trong nếp sống văn hóa của người Việt Nam, lời chào hỏi là một điều vô cùng quan trọng. Đặc biệt là trong các mối quan hệ tiếp xúc gần nhất với con ngay ở những năm tháng đầu đời. Đó là giữa những người thân thuộc trong gia đình, những người lớn tuổi. Việc dạy con chào hỏi là bí quyết đầu tiên để con phát triển năng lực giao tiếp. Bởi chào hỏi là lời mở đầu cho một cuộc hội thoại, trao đổi hiệu quả.
Trong gia đình, ba mẹ cần dạy con chào hỏi người lớn. Trong ngữ pháp tiếng Việt, cấu trúc câu chào hỏi rất phong phú. Ba mẹ không nên chỉ dạy trẻ việc chào một cách ngắn gọn như “cháu chào bác/ em chào anh/…”. Việc chào hỏi có thể được rèn luyện và mở rộng ra những cấu trúc như câu hỏi “Bác đang đi đâu thế ạ?” “ông, bà ăn cơm chưa ạ?”,… Việc rèn luyện những cấu trúc câu chào này còn có thể được ba mẹ kết hợp để dạy con về các bày tỏ tình cảm và sự quan tâm.
Trong quá trình dạy con, ba mẹ và người lớn trong nhà cần chú ý làm gương cho con. Ba mẹ có thể áp dụng cách nói chuyện nhẹ nhàng để con hiểu và thực hành. Ba mẹ nên dạy con về thái độ lịch sự và chân thành khi nói lời chào hỏi.
Luôn giữ thái độ tốt, giao tiếp lịch sự, tôn trọng mọi người
Ba mẹ dạy con kỹ năng giao tiếp, cần chú ý một số điểm sau:
Dạy con nói những câu có đầy đủ thành phần câu bằng cách làm gương cho trẻ.
Luôn giữ thái độ tôn trọng mọi người
Tôn trọng cảm xúc của mọi người
Cụ thể như sau:
Ở những năm tháng đầu đời, trẻ thường có xu hướng trả lời ngắn gọn, thiếu thành phần câu. Bởi trong khoảng thời gian đó, năng lực ngôn ngữ của con phát triển chưa hoàn thiện. Tuy nhiên, ba mẹ vẫn nên làm gương cho con từ nhỏ bằng cách dạy trẻ và thực hành giao tiếp, sử dụng những câu đầy đủ, lịch sự.
Luôn giữ thái độ tốt, giao tiếp lịch sự, tôn trọng mọi người
Trẻ cần tôn trọng những người xung quanh. Từ khi còn nhỏ, ba mẹ nên dạy trẻ những biểu hiện lịch sự và tôn trọng người giao tiếp cùng. Có một số nguyên tắc giao tiếp trẻ cần tuân thủ trong giao tiếp. Như việc lắng nghe tích cực, không nói leo, không nói tục, không cắt ngang hay mang cảm xúc tiêu cực cá nhân và cuộc trò chuyện.
Tôn trọng cảm xúc của mọi người bằng cách cẩn thận trong việc lựa chọn từ ngữ. Và không mang những cảm xúc tiêu cực cá nhân vào cuộc giao tiếp. Có những nguyên tắc trong giao tiếp trẻ cần hiểu và linh hoạt trong quá trình sử dụng. Như sự thật thà, thẳng thắn hoặc thái độ kiên định, sự biểu hiện cái tôi cá nhân,… Trẻ nên học cách thể hiện ý giao tiếp một cách mềm mỏng, linh hoạt hơn.
Lời kết
Trên đây là một số bí quyết và những điều cần biết về dạy con kỹ năng giao tiếp. Để mang lại những hiệu quả tốt nhất trong quá trình giáo dục con cái. Ba mẹ nên quan sát và thay đổi các giáo dục để phù hợp với tính cách, sở thích và thói quen của con. Ba mẹ có thể tìm hiểu thêm những bài đọc về các chủ đề thú vị khác tại trang website chính thức của Toppy. Chúc ba mẹ và các con thành công trong việc rèn luyện các kỹ năng mới. Toppy rất vui khi có thể cùng đồng hành trong mọi chặng đường phát triển của con. Để Toppy cùng đồng hành với trẻ trong quá trình học hành tại Các khóa học online cùng Toppy.
Các chủ đề tiếng Anh thông dụng
Chinh phục Tiếng Anh giao tiếp cơ bản trong 3 bước