Tài Sản Ròng Là Gì? Cách Tín Giá Trị Tài Sản Ròng
Nguồn trích dẫn: ruaxetudong.org
Tài sản ròng là giá trị vô cùng quan trọng của mỗi cá nhân, đặc biệt là các doanh nghiệp. Nhưng có rất nhiều người chưa hiểu rõ định nghĩa của cụm từ tài sản ròng này? Tài sản ròng là gì? Thế nào là giá trị tài sản ròng? Có phải doanh thu cao thì tài sản ròng cao? Cách tính giá trị tài sản ròng đúng? Bài viết này sẽ chia sẻ cho bạn đọc các thông tin kiến thức về tài sản ròng và giá trị tài sản ròng.
Tài sản ròng là gì? Giá trị tài sản ròng là gì?
Bất kì ai, cá nhân hay doanh nghiệp nào cũng đều có tài sản ròng. Tài sản ròng có thể âm, có thể dương. Giá trị tài sản ròng chính là thước đo chính xác nhất về tài sản mà bạn thực sự sở hữu. Ngoài cá nhân hoặc doanh nghiệp, tài sản ròng cũng chỉ số tài sản của chính phủ, quốc gia, tổ chức hay bất kì cá thể nào.
Giá trị tài sản ròng của cá nhân
Là giá trị tổng tài sản cá nhân trừ đi các khoản nợ.
Bằng cấp, giáo dục, ngoại ngữ là tài sản vô hình ảnh hưởng tích cực đến tình hình tài chính của mỗi người. Nhưng không được tính vào giá trị ròng. Do tài sản chỉ tính được những thứ mà có thể được chuyển đổi thành tiền mặt.
Với doanh nghiệp
Trong kinh doanh, giá trị tài sản ròng còn được hiểu là vốn chủ sở hữu riêng hay giá trị sổ sách. Dựa vào báo cáo tài chính thống kê tài sản và các khoản nợ mà xác định được tài sản ròng. Trên bảng cân đối kế toán, nếu các khoản lỗ luỹ kế vượt vốn sở hữu, giá trị tài sản ròng sẽ âm ( lỗ luỹ kế là sự suy giảm giá trị của tài sản: giá trị trên sổ sách lớn hơn giá trị thu thực tế)
Trong chính phủ
Giá trị tài sản ròng của chính phủ biểu hiện cho sức mạnh tài chính của chính phủ. Bảng cân đối kế toán: tổng tài sản, các khoản nợ cũng có thể được áp dụng trong hoạt động của chính phủ.
Đối với quốc gia
Tài sản ròng của một quốc gia là tổng giá trị ròng của tất cả mọi cá nhân, tổ chức, chính phủ của quốc gia đó.
Cách tính giá trị tài sản ròng
Theo định nghĩa trên, chúng ra có thể tính được giá trị tài sản ròng của chính mình.
Công thức tính giá trị tài sản ròng:
Giá trị tài sản ròng = Tổng tài sản – Tổng nợ phải trả
Ví dụ: Tổng tài sản của một doanh nghiệp là 2 triệu USD, nợ phải trả là 0,3 triệu USD thì giá trị tài sản ròng của doanh nghiệp đó là = 2 triệu USD – 0,3 triệu USD =1,7 triệu USD.
Lưu ý: Giá trị tài sản ròng này có thể âm khi số nợ lớn hơn tổng tài sản.
Ngoài ra, trong chứng khoán, giá trị tài sản ròng có cách tính khác:
Giá trị NAV trong chứng khoán = Tổng tài sản – Tổng nợ
Số lượng chứng khoán phát hành
Trong đó: Tổng tài sản = Tổng giá trị chứng khoán theo thị giá của quỹ + tiền mặt.
Tổng tài sản
Tổng tài sản của bạn hay doanh nghiệp, tổ chức, chính phủ có thể bao gồm:
Tài sản lưu động: là các loại tài sản sẽ được bán hoặc sử dụng hết trong tương lai gần. Bao gồm: các khoản tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, hàng tồn kho, các khoản thu, tiền công nợ,…
Bất động sản: nhà ở, khu đất đã mua, cho thuê,… được định giá tính theo thị trường
Tài sản cá nhân: các tài sản bạn có thể bán: ô tô, bàn ghế, trang sức,… Những tài sản không có giá trị, hoặc giá trị siêu thấp, không muốn bán có thể không tính.
Các khoản đầu tư: hưu trí, tài chính,…
Các khoản cho vay ( có khả năng thu hồi lại)
Các loại tài sản khác: có giá trị
Nợ phải trả
Các khoản nợ bạn phải trả bao gồm các khoản:
Vay cá nhân
Vay trả góp, thế chấp
Vay kinh doanh
Thuế phải đóng
Nợ tín dụng
Tài sản ròng có giá trị vô cùng quan trọng đối với bất kì cá nhân hoặc tổ chức, chính phủ nào. Một người, tổ chức có doanh thu lợi, nhuận cao, không hẳn là họ có giá trị tài sản cao. Nó còn phụ thuộc vào số tiền mà người hay tổ chức đó đang nợ.
Tài sản ròng giúp theo dõi tình hình giá trị tài sản biến động thế nào, tăng hay giảm, âm hay dương. Từ đó lên các kế hoạch giúp cân bằng thu chi, ổn định và phát triển tài chính hơn.
Tài sản ròng cũng chính là một tiêu chí để đánh giá và quyết định bạn hay các doanh nghiệp tổ chức có thể vay vốn ngân hàng.
Giá trị tài sản ròng trong hồ sơ thầu của các nhà thầu trong năm gần nhất phải dương mới được tham dự thầu.
Trên đây Vietlearn.org đã chia sẻ cho bạn đọc các thông tin về tài sản ròng là gì? Giá trị tài sản ròng và cách tính giá trị tài sản ròng. Hy vọng những thông tin trên của chúng tôi sẽ mang lại nhiều hữu ích cho các bạn.