Gia sư là gì
Nguồn trích dẫn: giasutienphong.com.vn
Đầu tư vào giáo dục là sự đầu tư ít tốn kém và mang lại hiệu quả cao nhất. Từ những năm 2000 đến nay gia sư đã trở thành một cái tên quen thuộc của đông đảo phụ huynh, học sinh.
Vậy gia sư là gì? Những người hoạt động trong lĩnh vực gia sư là ai? Đối tượng phục vụ của gia sư là ai? Vì sao gia sư đã trở nên thân thuộc trong xã hội?
Giá trị của gia sư trong xã hội hiện nay như thế nào? Gia sư phải làm gì để khẳng định mình? Gia sư phải làm gì để đối diện với những khó khăn? Gia sư phải làm gì để trở thành một dịch vụ tin cậy, tiềm năng?
Giải đáp một số câu hỏi ấy, trung tâm Vietlearn xin chia sẻ với quý phụ huynh, gia sư, học sinh..những suy nghĩ của mình về nghề gia sư:
Từ xa xưa, gia sư đã được nhắc đến dưới cái tên thầy đồ: giúp các đệ tử, môn đệ của mình phát triển các tố chất: cầm, kỳ, thi, họa, trên thông thiên văn, dưới tường địa lý để có thể ứng thi khoa bảng trong các chiều đại vua chúa giúp ích cho xã hội.
Vậy gia sư ngày nay có phải là một người thầy đúng nghĩa? Có câu: Nhất tự vi sư, bán tự vi sư (Một chữ là thầy, nửa chữ là thầy) thì gia sư thời nay trong lĩnh vực giáo dục vẫn là một người thầy đúng nghĩa.
Tuy nhiên, xã hội đã bình đẳng hơn trong giao tiếp ứng xử, nghề nghiệp, thầy giáo – gia sư cũng chỉ là một công việc như bất cứ công việc nào khác trong xã hội. Hơn nữa, trong thời buổi kinh tế thị trường tiếng nói của đồng tiền còn mạnh hơn cả. Nhân – Nghĩa – Lễ – Trí – Tín, giáo viên, gia sư không còn được trân trọng như trước, nhưng ý nghĩa người thầy thì vẫn bất di bất dịch.
Tóm tắt công việc của 1 gia sư là 1 người hướng dẫn các kiến thức kỹ năng về học tập, kiến thức xã hội, chuyên ngành,.. hoặc bất cứ kiến thức gì theo yêu cầu từ phía học viên mà gia sư có thể đáp ứng.
Những người hoạt động trong lĩnh vực gia sư không chỉ là giáo viên đương chức, những giáo viên đã về hưu mà là tất cả các tầng lớp tri thức: Cử nhân, kỹ sư, sinh viên cao học, sinh viên đại học, chuyên viên tin học, năng khiếu…Họ có năng lực chuyên môn, khả năng sư phạm, phẩm chất đạo đức tốt.
Họ đến với lĩnh vực gia sư không chỉ với mục tiêu: Cơm, áo, gạo tiền, mà còn là sự đam mê, tình yêu giành cho nghề giáo. Họ muốn được khẳng định mình, muốn làm một việc gì đó giúp ích cho xã hội và góp phần xây dựng một tương lai tươi đẹp.
Đối tượng phục vụ của gia sư không chỉ là những học sinh từ lớp 1 đến lớp 12, sinh viên đại học cao đẳng, mà là tất cả những ai có nhu cầu bổ sung kiến thức chuyên môn trong các lĩnh vực như:
Kiến thức phổ thông (Toán, Lý, Hóa, Sinh, Ngoại ngữ, Văn, Sử, Địa..), kiến thức tin học ( Tin học lập trình, tin học ứng dụng, tin học văn phòng…), Ngoại ngữ cho người đi làm (tiếng Anh, tiếng Hoa, Nhật, Hàn ), năng khiếu đàn hát, vẽ,…
Từ những năm 2000 đến nay có rất nhiều sự thay đổi cải cách giáo dục. Khối lượng kiến thức nhẹ hơn, quy chế tuyển sinh thay đổi, quy định giảng dạy tại nhà của các giáo viên, giảng viên đương nhiệm chặt chẽ có nhiều hạn chế. Kinh tế phát triển mạnh, xã hội nhiều sự biến đổi phức tạp, dẫn đến việc học hành tại các “lò luyện thi” không còn được hưởng ứng mạnh mẽ như trước.
Thay vào đó các phụ huynh học sinh tìm kiếm gia sư tại nhà cho con em mình ngày một nhiều, từ thành thị đến nông thôn ở đâu cũng có nhu cầu tìm gia sư. Nghề gia sư đang trở thành một dịch vụ không thể thiếu trong xã hội, đặc biệt là các đô thị lớn hiện nay.
Trong những năm gần đây dịch vụ gia sư ngày càng được đông đảo các phụ huynh, học sinh lựa chọn nhằm giúp con em mình đạt được những mục tiêu nhất định trong học tập. Tuy vậy, nghề gia sư vẫn chưa được đánh giá cao trong các nghành dịch vụ. Chính bản thân nhiều gia sư còn coi đây chỉ là một nghề tay trái, một công việc tạm bợ, làm thêm mà họ không cố gắng, nỗ lực trong công việc gia sư để rồi họ đã bị đào thải khỏi lĩnh vực này.
Trong xã hội đang phát triển không ngừng, các trung tâm gia sư đang mọc lên như nấm, sự cạnh tranh của các trung tâm và gia sư ngày cạnh mãnh liệt.
Để tồn tại và khẳng định mình trong lĩnh vực này thì gia sư và trung tâm phải luôn nỗ lực hết mình để trở thành những người thầy giỏi nhất. Ngoài ra, không chỉ trong lĩnh vực chuyên môn, kỹ năng giảng dạy mà còn là người thầy trong lĩnh vực văn hóa, giao tiếp ứng xử.
Nếu các bạn chỉ coi gia sư như một nghề tay trái thì trước sau gì các bạn cũng không thể trở thành một gia sư giỏi, và chúng tôi không hoan nghênh các bạn đến với lĩnh vực này. Để trở thành một gia sư giỏi tại nhà, một gia sư chuyên nghiệp thì bạn phải toàn tâm toàn ý với lĩnh vực này.
Đừng làm việc vì tiền mà hãy làm vì tình yêu vì lòng nhiệt huyết, trách nhiệm. Chỉ vậy các bạn mới trở thành một gia sư chuyên nghiệp, một người thầy đúng nghĩa.