Bạn biết gì về gia đình Herschel?
Từ khóa tìm kiếm: Hãy Trả Lời Em Tại Sao? – Tập 8 – Arkady Leokum
William Herschel (1738-1822) là nhà thiên văn học kiệt xuất người Anh, được mệnh danh là “người cha của thiên văn học định tính”. Từ bé ông đã yêu thích âm nhạc, về sau ông lại hứng thú chuyển sang quang học là nghề tay trái của mình. Từ năm 1773 ông bắt đầu tự mình chế tạo ra kính viễn vọng thiên văn, lần lượt chế tạo ra mấy kính viễn vọng thiên văn trình độ rất cao. Dựa vào những dụng cụ trắc quan có hiệu lực này, cộng với sự quan trắc đầy mẫn cảm hào hứng, ông đã đạt được một loạt thành quả đáng kinh ngạc. Năm 1799 ông bắt đầu quan trắc bầu trời, lập được “bản đồ sao đôi” có 269 cặp sao; ngày 13 tháng 3 năm 1781 khám phá ra chòm sao Thiên vương; năm 1783 ông bắt đầu quan trắc chòm sau Tinh vân; năm 1783, trong khi phân tích định tinh tự hành, phát hiện sự vận động không gian của sao Thiên Vương; năm 1789 ông lại khám phá ra hai vệ tinh của sao Thổ. Do những thành tích xuất sắc của ông, vua nước Anh đã trao giải thưởng cho ông. Năm 1821, ông được cử làm hội trưởng nhiệm kỳ đầu tiên của Hội Thiên văn học hoàng gia Anh.
Caroline Herschel (1750-1848) là em gái của William Herschel. Chịu ảnh hưởng từ anh trai bà cũng chuyển từ âm nhạc sang yêu thích thiên văn học. Bà hợp lực với anh quan trắc, ghi chép, tính toán và chỉnh lý tư liệu, cùng anh trai theo đuổi ngành thiên văn suốt 50 năm trở thành nhà nữ thiên văn kiệt xuất.
Riêng bà đã phát hiện được 8 sao chổi và 14 tinh vân, chỉnh lý và công bố tư liệu quan trắc do anh ruột để lại… Do nhiều cống hiến, bà nhận được giải thưởng vàng của Hội thiên văn học Hoàng gia Anh và giải thưởng vàng khoa học của vua nước Anh.
Jean Herschel (1792-1871) là con của William Her- schel. Trước 24 tuổi đã nghiên cứu toán học. Năm 24 tuổi bắt đầu kế thừa cha nghiên cứu thiên văn học. Năm 1826, do thành tích quan trắc cặp sao rất xuất sắc nên được tặng giải thưởng vàng thiên văn học Hoàng gia Anh. Năm 1836, do quan trắc được tinh vân và chòm sao đạt thành tích nổi trội nên lại được nhận giải thưởng vàng của Hội thiên văn học Hoàng gia Anh.
Trong lịch sử thiên văn học cận đại, gia đình Her- schel có ba nhà thiên văn học đều có cống hiến lỗi lạc, được người đời ca ngợi.