Liệu sự nóng lên toàn cầu có làm cho dòng hải lưu Gulf Stream biến mất?

Từ khóa tìm kiếm: Hãy Trả Lời Em Tại Sao? – Tập 12 – Arkady Leokum

Điều phải lo lắng là khi trái đất nóng lên quá nhiều và băng Bắc cực tan chảy, tạo thành nước ngọt có tỉ trọng thấp hơn nước biển – sẽ gây ra sự đứt đoạn trong lưu thông của dòng hải lưu ấm Gulf Stream. Điều này có thể dẫn đến sự tụt giảm nhiệt độ của vương quốc Anh tới một mức chưa từng thấy kể từ lần cuối cùng nó xuất hiện cách đây khoảng 17.500 năm.

Năm 1999, các nhà nghiên cứu ở Phòng thí nghiệm hải dương học Scottland, Aberdeen, đã phân tích nồng độ muối trong nước biển nằm giữa Shetland và Faroe Islands được thu thập từ 1893; các kết quả cho thấy một sự sụt giảm rõ ràng của nồng độ muối trong 20 năm vừa qua so với thế kỷ trước. Hiện tượng này rất phù hợp với sự gia tăng của mức nước ngọt đổ vào biển từ Bắc cực. Lượng nước này có vẻ cũng đã làm giảm sức chảy của dòng nước ấm đi khoảng 20% trong 50 năm vừa qua. Tuy vậy, cũng như mọi nghiên cứu khí hậu khác, thật khó để nói liệu đây chỉ là biến động nhỏ hay là biểu hiện của một xu hướng thật sự. Nếu có thể chứng minh đó là một xu hướng thật sự, một vài nhà khoa học sẽ tuyên bố rằng các tác động này sẽ được nhận thấy sớm hơn chúng ta nghĩ. Tính toán trên máy vi tính và nghiên cứu các lõi băng gợi ý rằng các dòng hải lưu có thể được mở và đóng lại nhanh đến bất ngờ, gây ra những thay đổi nhiệt độ nghiêm trọng chỉ trong khoảng một thập niên – một cái nháy mắt trong quan điểm địa chất học.

Trái đất cách xa mặt trời nhất vào tháng 7, vậy tại sao đây lại là tháng nóng nhất trong năm ở bắc bán cầu?

Chắc chắn là trái đất cách xa mặt trời nhất vào khoảng tháng 7 – xa hơn khoảng gần 4 triệu km so với tháng giêng – và điều đó có nghĩa là nhiệt lượng mà trái đất nhận được từ mặt trời sẽ ít đi khoảng 6%. Rõ ràng là khoảng cách từ trái đất tới mặt trời không phải là lý do tại sao tháng nóng nhất lại vào thời gian đó: vì nếu lý do đúng như vậy, tất cả các nơi trên hành tinh sẽ vào mùa hè cùng một lúc.

Nguyên nhân chủ yếu do hành tinh chúng ta bị ng- hiêng đi khoảng 230 so với trục thẳng đứng. Trong suốt mùa hè của bắc bán cầu, trái đất bị nghiêng về phía mặt trời, làm cho tia sáng mặt trời chiếu xuống tương đối thẳng góc, vì vậy hiệu ứng nhiệt của nó trên mỗi mét vuông là tương đối cao.

Tuy nhiên, trong suốt mùa đông của bắc bán cầu, nó bị nghiêng ra xa mặt trời, làm cho tia sáng mặt trời chiếu xuống với góc nhỏ hơn, vì vậy làm giảm lượng nhiệt trên mỗi mét vuông. Đương nhiên, càng đi xuống dưới, sẽ có hiện tượng ngược lại. Vậy nhìn chung, ở các vĩ tuyến bắc, ngày nóng nhất trong năm sẽ là ngày hạ chí, 23 tháng 6. Thực tế, ở Anh, nơi mà một phần lớn nhiệt lượng đến từ các dòng hải lưu ấm, cần phải có một thời gian để các dòng hải lưu bắt kịp nhiệt độ bên trên và do đó ít nhất cũng phải đến tháng 7 thì vương quốc Anh mới bắt đầu thấy ấm hơn.