Nếu bên trong trái đất bị nóng chảy, tại sao sức nóng chỉ lên tới bề mặt tại các núi lửa?

Từ khóa tìm kiếm: Hãy Trả Lời Em Tại Sao? – Tập 12 – Arkady Leokum

Trái đất thường được mô tả như là một quả cầu khổng lồ của dung nham nóng chảy chứa đựng bên trong một lớp da dày 32km bằng đá. Tuy nhiên sự phân tích các sóng động đất truyền qua trái đất cho thấy rằng nó hoàn toàn là chất rắn từ khoảng 200km bên dưới bề mặt trái đất xuống phần lõi ngoài. Áp suất khổng lồ tạo ra bởi nhiều lớp chồng chất này đã nâng điểm nóng chảy của đá lên tới mức mà nó vẫn giữ được bản chất rắn bất chấp rằng nó đang ở một nhiệt độ đã cao hơn 1.7000C. Dù vậy, đá vẫn có thể chảy đi với tác động của những lực rất lớn – cũng giống như miếng kim loại rắn ở móng ngựa trở nên dễ uốn ở nhiệt độ nóng đỏ và có thể bị ép thành nhiều hình dạng khác nhau.

Lớp vỏ trái đất khá mỏng – tương đương với lớp giấy lụa dán bên ngoài một quả cam – nhưng nó vẫn nhận rất nhiều nhiệt lượng từ bên dưới để đốt trên suốt quãng đường ngang qua nó lên bề mặt. Magma thường đến bề mặt qua những vết nứt bên trong hay giữa các địa tầng kiến tạo khổng lồ đã tạo nên vỏ trái đất. Biểu hiện ngoạn mục nhất của điều này là “Vành đai lửa”, sự sắp xếp theo vòng tròn của các núi lửa ở xung quanh bờ Thái Bình Dương.

Magma đôi khi có thể phun thẳng qua lớp vỏ khi một “chùm vỏ” – một khối magma khổng lồ cực nóng có dạng ngón tay hình thành ở biên giới giữa lớp vỏ và phần lõi ngoài, khoảng 3.000km bên dưới, vỡ rời ra và dâng lên bề mặt, kích thích một cơn bùng nổ cực lớn của hoạt động núi lửa. Một chùm vỏ cũng đã phun ra 1 triệu km3 dung nham vào nơi mà hiện giờ là Deccan Traps ở Ấn Độ cách đây 65 triệu năm – một sự kiện mãnh liệt ngoài sức tưởng tượng, với những hiệu ứng khí hậu đã giúp đẩy các loài khủng long vào sự tuyệt chủng. Từ đó sự trôi lục địa đã di chuyển điểm mà chùm vỏ trồi lên bề mặt tới đảo Reunion ở Ấn Độ Dương.

Nhiệt lượng thoát ra khỏi trái đất ở tốc độ khoảng 44 ngàn tỉ tỉ watt – hơn 100 lần nhiệt lượng được sinh ra bởi tất cả các nhà máy điện nguyên tử của thế giới – do đó nhiều nỗ lực đã được thực hiện để khai thác nguồn năng lượng tự do này. Kế hoạch năng lượng địa nhiệt thường liên quan tới việc bơm nước vào những đường ống đặt trong các tảng đá nóng và sử dụng hơi nước hình thành để chạy turbine. Có thể có rất nhiều cơ hội cho cách khai thác này, chỉ cần chính phủ có thể bị thuyết phục để nhìn nhận nó một cách nghiêm túc.