Liệu các tảng băng trôi ở Nam cực có thể được kéo về những miền đất khô cằn?

Từ khóa tìm kiếm: Hãy Trả Lời Em Tại Sao? – Tập 12 – Arkady Leokum

Những tảng băng ở Nam cực chiếm khoảng 70% lượng nước ngọt của thế giới, và vì 1,2 tỉ người không dễ dàng tiếp cận với nguồn nước uống được, ý tưởng mang băng về từ Nam cực đã được nhắc lại nhiều lần từ khi nó được nêu ra lần đầu tiên cách đây 50 năm bởi tiến sĩ John Isaacs của viện Hải dương học Scripps ở California. Vào cuối những năm 1970, một trong những người con trai của vua Faisal của Ả Rập Saudi thậm chí còn lập nên một công ty để nghiên cứu ý tưởng này.

Ý tưởng này không thực sự gàn dở như ta tưởng, ít nhất là về mặt kỹ thuật. Những người phản đối tức thì – rằng băng sẽ tan ra trước khi tới đích – đã không thấy được một lượng nhiệt lớn khác thường cần thiết để chuyển băng thành nước. Rất có thể rằng chỉ một tỉ lệ nhỏ băng bị tan ra trong chuyến hành trình từ Nam cực của nó. Những chiếc tàu đủ mạnh để kéo một tảng băng có kích thước vừa phải, nặng 100 triệu tấn, đã xuất hiện và những sợi cáp đủ chắc để kéo tảng băng cũng có thể chế tạo được. Thật hài hước rằng vấn đề thật sự khó khăn lại là làm tan nó ra khi nó đã tới nơi – để cung cấp được cho dân chúng một lượng nước hợp lý sẽ phải cần đến công suất của một nhà máy điện lớn. Thêm vào chi phí lớn của việc phân phối nước tới nơi cần thiết nhất – thường là xa bờ biển – là chi phí để kéo băng đi hàng ngàn dặm từ Nam cực. Sự phản đối chủ yếu rõ ràng là nằm ở hiệu quả kinh tế. Thế nên hiện nay, việc kéo băng vẫn còn là một giấc mộng viễn vông của các kỹ sư đường ống.