Các sao băng được cấu tạo như thế nào?

Từ khóa tìm kiếm: Hãy Trả Lời Em Tại Sao? – Tập 2 – Arkady Leokum

Sao băng – tiếng Anh là “metereos” hay “shooting star” đã từng là một bí nhiệm đối với con người. Nhưng ngày nay thì các nhà khoa học đã biết khá rõ sao băng là gì. Họ cho rằng đó là những mảnh vụn của sao chổi bị bể vụn. Sao chổi bị bể vụn tạo ra hàng triệu mảnh vụn. Các mảnh vụn này chính là “dòng suối” hay “đàn ong” các sao băng. “đàn ong” này vẫn cứ tiếp tục bay trong không gian theo một quỹ đạo đều đặn. Khi sao chổi bị bể, có thể có một vài mảnh lớn văng ra và đơn độc phiêu du tiếp tục trong không gian.

Hầu hết các sao băng đều rất nhỏ, nhưng cũng có khi sao băng lớn và nặng cỡ vài tấn. Khi bay vào bầu khí quyển hầu hết sao băng đều bị cháy tiêu, chỉ có một số rất ít rơi xuống đất. Những mảnh vụn rớt được xuống đến đất thường được gọi là các thiên thạch. Một thiên thạch lớn nhất được tìm thấy – và hiện vẫn còn nằm dưới đất châu Phi – nặng cỡ 60 đến 70 tấn. Thiên thạch gồm có hai loại chính. Một loại chủ yếu là kim loại sắt và kền được gọi là “thiên thạch kim loại”. Loại kia là tổng hợp kim loại nom giống như một “hỏa thạch” tức là đá bị nung nóng trong nhiệt độ rất cao và được gọi là “khí thạch”. Bề mặt của cả hai loại thiên thạch này đều có cái vỏ cháy đen là kết quả của sự nung chảy khi bay qua và bị cọ sát vào bầu khí quyển.