Sự trôi của các lục địa sẽ tác động tới bản đồ trái đất tương lai như thế nào?

Từ khóa tìm kiếm: Hãy Trả Lời Em Tại Sao? – Tập 12 – Arkady Leokum

Ý tưởng rằng các lục địa trôi lang thang trên bề mặt trái đất chắc chắn là một trong những điều gây kinh ngạc nhất trong khoa học, và thật khó để thông cảm với các viện hàn lâm nổi tiếng đã gạt bỏ ý tưởng đó khi nó được đem ra thảo luận bởi nhà khí tượng học Alfred Wegener cách đây một thế kỉ. Ngày nay, ngay cả những sách khoa học trong trường học cũng có những bản đồ chỉ ra sự thay đổi bề mặt thế giới của chúng ta trong vài trăm triệu năm vừa qua. Sự trôi của các lục địa là do những dòng chảy của magma bên dưới chân chúng ta. Theo những tính toán từ vệ tinh, châu Âu và châu Mỹ đang cách xa nhau ra ở một vận tốc khoảng vài cm một năm (cũng gần bằng vận tốc mọc của móng tay).

Giả định là những hướng di chuyển khác nhau hiện nay của các lục địa là không đổi thì việc dự đoán thế giới trông như thế nào trong tương lại cũng không phải là một việc đơn giản nhưng giáo sư Christopher Scotese cùng các đồng nghiệp của ông tại đại học Texas, Arlington đã dồn nỗ lực vào việc này, và kết quả thật tuyệt vời.

Khoảng 50 triệu năm nữa, thay đổi lớn nhất có thể xảy ra là sự biến mất của Địa Trung Hải, trong khi châu Phi thì sẽ va vào châu Âu, khép lại khoảng trống từng được là biển giữa chúng. Châu Mỹ và châu Âu sẽ tiếp tục cách xa nhau hơn, và những lục địa còn lại của thế giới có lẽ được hợp nhất với nhau để tạo nên một siêu lục địa.