thiên thể là gì?
Từ khóa tìm kiếm: Hãy Trả Lời Em Tại Sao? – Tập 2 – Arkady Leokum
Hai người – một người tên là titius, một tên là Bode – sống ở hai thời đại khác nhau nhưng cùng chung một nhận định: ở khoảng cách giữa sao Hỏa và sao mộc có lẽ – hay là phải có – ít nhất là một hành tinh nữa, bởi vì có một khoảng trống lớn như vậy trong khoảng cách ấy. Nhiều nhà thiên văn đã chăm chú tìm hành tinh “dự đoán” ấy.
Vào năm 1801, người ta đã tìm – đã phát hiện ra – hành tinh ấy. Nó được đặt tên là Ceres, nhưng lại chỉ là một hành tinh nhỏ xíu với đường kính khoảng 768km. Do đó người ta cho rằng Ceres chỉ là một trong số những hành tinh nhỏ khác. Và các nhà khoa học lại tiếp tục dò tìm. Nay thì người ta đã phát hiện thêm được ba hành tinh nhỏ khác nữa trong đó hành tinh sáng nhất cũng chỉ bằng nữa kích cỡ của Ceres. Các nhà thiên văn quả quyết là một hành tinh lớn hơn đã bị nổ tung và để lại bốn hành tinh nhỏ kia. Nhưng sau 15 năm “săn lùng”, họ cũng chỉ phát hiện thêm những hành tinh nhỏ khác nữa. tuy nhiên, cuộc “săn lùng” vẫn cứ tiếp tục. Cho đến năm 1890, người ta đã phát hiện ra 300 hành tinh tí hon. Và từ năm 1890 đến năm 1927, người ta phát hiện được 2000 hành tinh tí hon nữa. tất cả hành tinh tí hon này đều nằm ở khoảng giữa sao Hỏa và sao mộc và cùng xoay quanh mặt trời. Các hành tinh tí hon này được đặt cho cái tên chung là các “thiên thể” (asteroids). để các bạn có khái niệm về kích cỡ của các thiên thể – các hành tinh tí hon – này, các nhà khoa học đã cung cấp số liệu như sau: trong số mấy ngàn thiên thể ấy, 195 thiên thể có đường kính khoảng 97,6km; 502 thiên thể có đường kính từ 40km đến 97,6km; 193 thiên thể có đường kính từ 16km đến 40km; 22 thiên thể có đường kính nhỏ hơn 16km. Còn lại là đám “lôm côm”.
Nếu gom khối lượng của tất cả các thiên thể này lại thành một thôi thì ta cũng chỉ có một thiên thể chỉ bằng 1/3000 khối lượng của địa cầu, nghĩa là một hành tinh “không nhằm nhò gì”.
Nhưng câu hỏi: “Các thiên thể ấy hình thành như thế nào?” không phải là dễ trả lời. Có giả thuyết cho rằng một hộ tinh của sao mộc bị nổ và tạo thành các thiên thể ấy.
Nhìn bầu trời, ta thấy các tinh tú túm tụm chi chít với nhau, ta có thể tự hỏi không hiểu có lúc nào đó các tinh tú ấy “đụng” phải nhau không. may thay, cho đến nay thì sự kiện ấy chưa xảy ra.