Vì sao khi dùng phương pháp gấp giấy ta lại dùng con số 0,618?
Trên đây chúng ta vừa nghiên cứu cách thức tiến hành thí nghiệm theo phương án gấp giấy. Thế tại sao trong phương án thí nghiệm này ta lại dùng con số 0,618?
Trong cách chọn tối ưu, chúng ta đã xử lí các tình huống sau: Với một nhân tố nào đó và tại một điểm nào đó nhân tố đó chứng tỏ có ảnh hưởng tốt nhất, mà khi tăng hoặc giảm giá trị của nhân tố thì các chỉ tiêu đều giảm. Giả sử khi chọn hai điểm bất kì X1 và X2 làm thí nghiệm ta nhận được kết quả Y1 kém hơn Y2, ta có thể bỏ đi các giá trị ở bên trái X1ơ mà không bỏ mất điểm tối ưu. Trong phương án gấp giấy việc cắt bỏ phần băng giấy cũng chính là vì lí do đó.
Để giảm bớt số lần thí nghiệm phải xét chọn điểm thí nghiệm đầu tiên?
Nếu ta dùng (0,1) để biểu diễn phạm vi thí nghiệm, trước hết ta chọn điểm X như hình vẽ, lại chọn điểm Y tiến hành thí nghiệm so sánh. Do sự xuất hiện tín hiệu tốt ở hai điểm là có khả năng như nhau, thì việc cắt bỏ phần (0, Y) hoặc (X, 1) là có khả năng như nhau. Vì các phần cắt là có độ dài như nhau nên Y = 1- X
Nếu cắt bỏ phần (X, 1) giữ lại phần (0, X) trong đó có điểm Y cũng tương đương với điểm X trong khoảng (0, 1). Do đó:
Y/X = X/1 hay Y = X2 thay Y = 1 – X ta có phương trình X2 + X – 1 = 0 Nghiệm của phương trình sẽ là:
Con số 0,618 trong phương thức cắt giấy chính là giá trị gần đúng của con số này. Trong phương pháp cắt giấy ta lấy một độ dài xác định chia làm hai phần, trong đó có một phần có độ dài bằng bội số của 0,618. Theo giác độ hình học người ta gọi đây là con số vàng (hoàng kim), còn điểm chia ứng với con số đó là điểm chia cắt vàng.
Vì vậy, phương pháp tuyển chọn này là “phương pháp chia cắt vàng” hay “tiết diện vàng” ( btv).
Từ khoá: Phương pháp gấp giấy; Phương pháp chọn tối ưu; Điểm chia cắt vàng (hoàng kim); Phương pháp chia cắt vàng.