Vì sao dùng phương pháp thí nghiệm chéo có thể tăng cao hiệu suất thí nghiệm?

Có hai loại hạt giống 1 và 2, cần tìm hiểu xem loại hạt giống nào cho sản lượng cao người ta phải tiến hành các thí nghiệm. Nếu đem hạt giống 1 gieo vào mảnh đất A còn hạt giống 2 gieo vào mảnh đất B. Kết quả thu hoạch có thể cho biết loại hạt giống nào cho sản lượng cao và dựa vào đó đánh giá chất lượng cao, ắt có người nói đó là mảnh đất A phì nhiêu hơn, tốt hơn mảnh đất B. Từ đó có thể cách thí nghiệm như vừa mô tả không có hiệu quả mong muốn.

Chỉ cần thay đổi phương án thí nghiệm một chút: Trên các mảnh đất A và B ta đều chia thành hai nửa: một nửa gieo trồng hạt giống 1, một nửa gieo trồng hạt giống 2. Kết quả thực nghiệm sẽ không làm chúng ta thất vọng.

Dựa vào kết quả thí nghiệm (như ở hình bên dưới) ta không chỉ nhận biết được hạt giống 2 cho sản lượng cao hơn hạt giống 1, mà còn cho biết là mảnh đất B phù hợp với sự sinh trưởng của cây hơn mảnh đất A.

Từ các kết quả cho thấy: cách bố trí thí nghiệm tốt thì cho dù số lần thí nghiệm không nhiều cũng có thể đạt được kết quả vừa ý.

Nhưng nếu bố trí thí nghiệm không tốt, cho dù có tiến hành nhiều thí nghiệm thì kết quả thí nghiệm sẽ không đáp ứng được yêu cầu.

Phương pháp thí nghiệm chéo là một cách bố trí thí nghiệm cho phép tiết kiệm được thời gian, tiền của mà kết quả lại đạt hiệu quả tốt nhất.

Ví dụ cần nghiên cứu ảnh hưởng của ba yếu tố tuổi mạ, số lượng dảnh mạ và phân bón đối với cây lúa nước. Ta có thể chọn hai mức: về tuổi mạ chia thành hai mức non, trưởng thành, về số dảnh mạ chia làm 150.000/ha và 250.000/ha; phân bón 4 tấn/mẫu và 6 tấn/mẫu.

Đối với ba yếu tố này kết hợp với hai mức theo cách làm như trên ta có 23 = 8 cách phối hợp. Có cách nào tiết kiệm được sức lực hơn không? Cần xem xét cách thí nghiệm chéo ta có thể chỉ cần làm bốn thí nghiệm là có thể đạt được mục đích. Phương pháp thực hiện và kết quả được trình trong bảng sau:

Ta thử xem xét hai lần thí nghiệm với hai mức thí nghiệm, ta thấy được 595 kg còn với mạ trưởng thành được 720 kg. Trong đó bao gồm cả số dảnh mạ và phân đạm.

Từ đó có thể thấy với mạ trưởng thành cao hơn mạ non 125 kg.

Tương tự khi xét ảnh hưởng số dảnh mạ là (295 + 375) – (3000 + 345) = 25 kg. Từ đó cho thấy với số dảnh mạ 150.000/mẫu cao hơn 250.000/ha. Còn với phân đạm thì mức 600 kg/ha cao hơn 800 kg/ha (300 + 375) – (295 + 345) = 35 kg.

Từ các kết quả thí nghiệm cho thấy sử dụng các chế độ canh tác: mạ trưởng thành, số dảnh mạ 150.000/mẫu, phân đạm 600 kg/mẫu cho sản lượng cao nhất. Từ kết quả thí nghiệm cũng có thể đi đến kết luận: Nhân tố ảnh hưởng đến sản lượng chủ yếu là tuổi mạ, tiếp đến là lượng phân bón, thứ ba mới đến số dảnh mạ.

Dùng phương pháp thí nghiệm chéo có thể giảm số lần thí nghiệm, lại có thể đạt được hiệu quả dự định. Nếu số nhân tố và mức thí nghiệm càng nhiều thì phương pháp thí nghiệm chéo càng tiết kiệm được nhiều hơn. Ví dụ khi thí nghiệm với tám nhân tố và bảy mức thí nghiệm thì bình thường phải tiến hành đến 78 = 5.764.801 lần, nếu dùng phương pháp thí nghiệm chéo chỉ cần 49 lần thí nghiệm chứng tỏ hiệu suất thí nghiệm được tăng cao rất nhiều lần.

Từ khoá: Phương pháp thí nghiệm chéo.