Tập 11: Ngô Quyền đại phá quân Nam Hán

Chiến thắng Bạch Đằng diễn ra nhanh đến mức vua Nam Hán đang đóng quân sát biên giới cũng không kịp ứng cứu cho con. Vua Nam Hán nghe tin kinh hoàng chỉ còn biết khóc lóc thảm thiết, lập đàn hương án quay về trời Nam tế con rồi rút tàn binh về nước. Từ đó Nam Hán phải vĩnh viễn từ bỏ dã tâm xâm lược nước ta.

Sau khi toàn thắng quân xâm lược Nam Hán, khí thế quân ta lên rất cao. Ngô Quyền cho mở tiệc khao quân rầm rộ, vui vẻ. Dân ta từ các làng xã, thôn xóm đều mở hội mừng chiến công của người anh hùng kiệt xuất cùng các tướng sĩ và mừng nền tự chủ của dân tộc được giữ vững.

Năm sau, Kỷ Hợi, 939, Ngô Quyền xưng vương, đóng đô ở Cổ Loa (Đông Anh, Hà Nội). Có thể nói Ngô Quyền là vị vua đã mở đầu thời kỳ tự chủ của đất nước sau hơn ngàn năm đen tối dưới sự đô hộ của phong kiến phương Bắc, những người đi trước ông chỉ dám xưng Tiết độ sứ là chức phong của phong kiến Trung Quốc.

Ngô vương đặt quan chức, chế đặt triều nghi, định sắc phục và chỉnh đốn việc chính trị trong nước, ý muốn dựng nghiệp lâu dài. Ông ban thưởng những kẻ có công và trừng phạt bọn thảo khấu, giữ vững an ninh và thống nhất đất nước trong buổi đầu lập quốc.

Ngô vương trị vì không được bao lâu (chỉ có 6 năm) thì bệnh mất trong niềm thương tiếc vô hạn của mọi người dân châu Giao, châu Ái, châu Hoan. Lúc đó, vào năm 944, ông thọ 47 tuổi. Nhớ công ơn và sự nghiệp của Ngô vương nhân dân các nơi lập đền thờ và lễ bái rất đông.

Tranh dân gian Đông Hồ “Ngô Quyền đánh quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng”
Nhà Tổ, nơi đặt bát hương thờ Ngô Quyền
Ảnh: Đức Hòa

Lăng Ngô Quyền tại Đường Lâm
Ảnh: Nguyễn Quang Vinh


Sông Bạch Đằng đoạn Phà Rừng

Bãi sú, vẹt ven sông Chanh (Xưa là sông Bạch Đằng)
Ảnh: Đức Hòa

BẢN ĐỒ VỊ TRÍ SÔNG BẠCH ĐẰNG NGÀY XƯA
(Vẽ theo sách “Đất nước Việt Nam qua các đời”. Đào Duy Anh, NXB Thuận Hóa 1997)

THƯ MỤC THAM KHẢO CHÍNH:

  • Việt Nam Sử lược, Trần Trọng Kim, Hà Nội, Imprimerie Vinh’s Thanh, 1928.
  • Lịch sử Việt Nam tập 1, Phan Huy Lê, Trần Quốc Vượng.

VăHnàTấn, Lương Ninh, Nhà xuất bản Đại học và Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội, 1983.

  • Lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc đến năm 1858 tập 1, Nguyễn Phan Quang, Võ Xuân Đoàn, Trường Đại Học Sư phạm TP.Hồ Chí Minh, 1993.
  • Ngô Vương Quyền, Trần Thanh Mai, Tân Việt, 1940.

LỊCH SỬ VIỆT NAM BẰNG TRANH TẬP 11

NGÔ QUYỀN ĐẠI PHÁ QUÂN NAM HÁN

Trần Bạch Đằng chủ biên

Đinh Văn Liên biên soạn

Chịu trách nhiệm xuất bản: NGUYỄN MINH NHỰT

Chịu trách nhiệm nội dung: NGUYỄN THẾ TRUẬT

Biên tập: CÚC HƯƠNG – LIÊN HƯƠNG

Biên tập tái bản: TÚ UYÊN

Bìa: BIÊN THÙY

Sửa bản in: ĐÌNH QUÂN Trình bày: VŨ PHƯỢNG