Tâp 15: Xây đắp nhà Lý

Ngói trang trí, Gia Lâm, Hà Nội, thế kỉ 11-12.
Ngói trang trí hình nhà, Gia Lâm, Hà Nội, thế kỉ 11-12 dài 27,5cm, rộng 19cm.
Ảnh 1, 2: Vietnamese ceramics in the museum of Vietnamese history Ho Chi Minh city.
Thành bậc đá chạm con sấu. Di tích Lý trong vườn Bách Thảo, Hà Nội.

Đời vua Lý Thái Tông, năm 1029, một sự kiện mới xuất hiện đáng để ta chú ý về bình đồ kiến trúc của thành Thăng Long. Sử chép: “Tháng 6, rồng hiện ở nền cũ điện Càn Nguyên. Vua bảo với các quan hầu rằng: “Trẫm phá nền ấy, san phẳng nền rồi mà rồng thần còn hiện, hay là chỗ ấy là đất tốt đức lớn dấy nghiệp ở chính giữa trời đất chăng?”. Bèn sai quan theo quy mô rộng lớn, nhằm lại phương hướng, làm lại mà đổi tên làm điện Thiên An. Bên tả làm điện Tuyên Đức, bên hữu làm điện Diên Phúc, thềm trước điện gọi là thềm Rồng (Long Trì); bên đông thềm Rồng đặt điện Văn Minh, bên tây đặt điện Quảng Võõ; hai bên tả hữu thềm Rồng đặt lầu chuông đối nhau để nhân dân ai có việc kiện tụng oan uổng thì đánh chuông lên. Bốn phía xung quanh thềm Rồng đều có hành lang giải vũ để các quan hội họp và sáu quân túc vệ.

Bản đồ thành Thăng Long vẽ năm 1490, khi đó mang tên Trung đô. (Dựa theo sách Thăng Long – Hà Nội mười thế kỷ đô thị hóa)

Phía trước làm điện Phụng Thiên, trên điện dựng lầu Chánh Dương làm nơi giữ giờ khắc; phía sau làm điện Trường Xuân, trên điện dựng gác Long Đồ làm nơi nghỉ ngơi chơi ngắm. Bên ngoài đắp một vòng thành bao quanh gọi là Long Thành”.

Như vậy, Long Thành là một vòng tường thành nhỏ chỉ bao bọc quanh một khu vực mới xây gồm điện Thiên An, nơi làm việc chính của nhà vua cùng triều đình và mấy điện khác như điện Tuyên Đức, Diên Phúc, Văn Minh, Quảng Võõ, Phụng Thiên và Trường Xuân. Điện Trường Xuân là nơi ở, bên trên có xây gác Long Đồ để nhà vua nghỉ ngơi chơi ngắm. Đây cũng là nơi vua Lý Thái Tông băng hà vào năm 1054.

Vòng tường thành này rõ ràng là vòng tường thành trong cùng, vòng tường thứ 3 lọt trong phạm vi của vòng tường thứ 2 và chỉ bảo vệ riêng nơi ở và làm việc của vua. Vì lý do đó mà có người gọi tường thành này là Cấm thành hay Tử Cấm thành. Thực ra khái niệm Tử Cấm thành chưa có vào thời này. Sử đã chép rõ nơi này, theo suy nghĩ của nhà vua “là đất tốt đức lớn dấy nghiệp ở chính giữa trời đất” nên được xây dựng làm trung tâm hành chính quốc gia và được đắp thành bao quanh, phần để bảo vệ, phần để giữ vẻ tôn nghiêm vô thượng. Tên đặt Long Thành cũng phần nào chứng minh điều đó.

Đất nung thế kỉ 11-12 (trái) và đầu rồng bằng đất nung thế kỉ 11-12 (phải)

Có thể dự đoán không sai rằng vòng tường Long thành xây dựng không to cao lắm, không có hào ngoài, cửa vào không có lầu vì công trình này mang tính chất nửa quân sự.

Nếu tính Long thành là một vòng tường thành thì kinh thành Thăng Long đời Lý gồm ba vòng tường thành bao bọc lẫn nhau. Đó là tiêu đề cho một vòng thành thứ ba mang đầy đủ tính chất quân sự trong bình đồ kiến trúc kinh thành ở các đời sau. Năm 1889, khi thực dân Pháp mở vườn Bách thảo có tìm thấy cột đá chạm rồng suốt thân cột, đường kính cột 0,5m, cao trên 2m. Đây là cột đá chạm rồng độc nhất của cung điện nhà vua trong thành Thăng Long thời Lý.

Tương Phật và các tiên nữ bằng đất nung. Thăng Long (thời Lý).
Trụ rồng cuốn bằng đá, Thăng Long (Quận Ba Đình – Hà Nội).

Mấy năm đầu thế kỷ XX, lại đào được phía tây vườn bách thảo lan can đá chạm sấu, hai bên lan can còn chạm hoa cúc dây mang phong cách Lý – Trần. Đây cũng là lan can bậc lên xuống các cung điện nhà vua.

Tháng 7 – 1932 đã tìm thấy một hộp nhỏ chạm hoa cúc dây, trong có một cán dao hình đầu con vẹt. Hai đồ vật toàn bằng vàng, được tìm thấy ở độ sâu chừng 2m, nơi cổng vào trường đua ngựa. Vùng Ngọc Hà, Vạn Phúc, Hữu Tiệp, Kim Mã… hàng trăm năm nay thường tìm thấy đồ đất nung hình rồng, phượng, cầm thú. Đó là những bộ phận vật liệu kiến trúc và trang trí kiến trúc mang phong cách Lý – Trần. Hàng vạn mảnh đồ sứ tráng men xanh, vàng nâu cũng tìm được tại vùng này. Tuy nhiên, cho tới nay, vòng thành trong của thành Thăng Long thời Lý hay nói cách khác là vòng thành đắp từ thời Lý, dù đã mất nhiều công sức tìm tòi nhưng vẫn chưa thấy rõ dấu vết. Do đó, chưa thể có bản vẽ mặt bằng có thể chấp nhận được. Đây là vấn đề vẫn còn đang nghiên cứu. (Theo Thành cổ Việt Nam của Đỗ Văn Ninh, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1983).

Ảnh 1 (trang trước): Rồng bằng gốm. Hà Nội, thế kỉ 11-12.
Ảnh 2 (trang trước): Tượng người canh gác. Gia Lâm – Hà Nội, thế kỉ 11-12 cao 17cm.
Ảnh: Vietnamese ceramics in the museum of Vietnamese history Ho Chi Minh city.

Ảnh 3: Trang trí bờ mái có chỗ trổ, đất nung, cao 22cm, thế kỉ 11-12. Bảo tàng lịch sử Hà Nội.
Ảnh: Sách mỹ thuật Châu Á.
Ảnh 4: Rồng và hoa dây bằng gốm men, hiện vật Thăng Long thời Lý.

Những chùa miếu thời Lý tại vùng Hồ Tây
(Vẽ lại theo sách Kiến trúc Phật giáo Việt Nam của Nguyễn Bá Lăng)

Đền Bạch Mã. Ảnh: Đức Hòa
Đền Bạch Mã, phố Hàng Buồm Hà Nội thờ thần Long Đỗ – được vua Lý Thái Tổ phong làm Quốc Đô Thăng Long Thành hoàng đại vương.
(Theo Việt điện u linh)

Sự tích của đền như sau: Tương truyền khi Lý Công Uẩn dời đô ra thành Đại La, cho xây thành nhưng trầy trật mãi không xong. Vua sai người đến đền Bạch Mã cầu thần thì thấy một con ngựa trắng từ trong đền đi ra. Đi một vòng từ đông sang tây, đi đến đâu để lại dấu chân tới đó, rồi trở lại đền và biến mất. Vua sai quân lính theo vết chân ngựa mà đắp thành, quả nhiên thành được xây xong. Vua Lý Thái Tổ bèn cho sửa lại đền thờ, phong vị thần Long Đỗ là Quảng lợi Bạch Mã tới linh Thượng đẳng thần.

Vén tấm màn thần linh ra ta thấy vua quan nhà Lý, khi dời đô ra Đại La qui hoạch kinh thành phía đông là đền Bạch Mã, phía tây là đền Voi Phục, phía bắc là đền Trấn Võ, phía nam là đến Cao Sơn (đình Kim Liên ngày nay). Đó là “Thăng Long tứ trấn”.

(Trích ĐÌNH VÀ ĐỀN HÀ NỘI – NXB Văn hóa, trang 96-97).

Ảnh: 1. Tượng Bạch Mã thờ trong đền
Ảnh: Đức Hòa.
Ảnh: 2. Bàn thờ thần Long Đỗ
Ảnh: Đức Hòa. Ảnh: 3. Kiến trúc đền Bạch Mã – Hà
Nội (theo L. Bezacier) Ảnh: 4. Đền Cẩu Nhi
Ảnh: Đức Hòa.

… “Người sáng lập ra kinh thành Thăng Long Lý Thái Tổ, Công Uẩn sinh năm Giáp Tuất (974) dời đô từ Hoa Lư ra thành Đại La (Hà Nội) vào năm Canh Tuất (1010) và do vậy ngôi đền “chó mẹ, chó con” (Cẩu Mẫu, Cẩu Nhi) ấy là một kỷ niệm lịch sử của Thăng Long thời Lý”.

Trần Quốc Vượng

LỊCH SỬ VIỆT NAM BẰNG TRANH TẬP 15

XÂY ĐẮP NHÀ LÝ

Trần Bạch Đằng chủ biên

Tôn Nữ Quỳnh Trân biên soạn

Chịu trách nhiệm xuất bản: NGUYỄN MINH NHỰT

Chịu trách nhiệm nội dung: NGUYỄN THẾ TRUẬT

Biên tập: LIÊN HƯƠNG – CÚC HƯƠNG

Biên tập tái bản: TÚ UYÊN

Bìa: BIÊN THÙY

Sửa bản in: ĐÌNH QUÂN Trình bày: VẠN HẠNH