Tập 1: Người cổ Việt Nam

Cũng trong thời đại đồ đồng, tiếp sau Phùng Nguyên là văn hóa Đồng Đậu, cách nay khoảng ba ngàn năm. Giai đoạn này được gọi theo tên di chỉ gò Đồng Đậu (thị trấn Yên Lạc, huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc), nhưng phạm vi phân bố của chúng rất rộng trên nhiều vùng trung du và đồng bằng Bắc bộ. Hiện vật đồng thời này rất phong phú, gồm các loại rìu, giáo, dao phang, dao khắc, chuôi dao, đục, dũa, mũi nhọn, mũi tên, lưỡi câu, kim, dây… có nhiều hình loại và số lượng. Đũa là đồ đồng độc đáo ở thời kỳ này.

Đồ gốm Đồng Đậu được nung ở nhiệt độ cao hơn trước. Phong cách của gốm Đồng Đậu khác Phùng Nguyên ở chỗ những chiếc vò kích thước lớn, thành gốm dày, miệng cao và đứng, với xu thế giảm dần chiều cao và tăng dần chiều rộng. Người Đồng Đậu tạo nên những hoa văn song song, hẹp, hình khuông nhạc thường trang trí ở phần cổ và miệng gốm tạo nên bố cục phóng khoáng và sáng tạo.

Ở giai đoạn Đồng Đậu, nghề thủ công chế tác đồ đá, đồ xương vẫn phát triển với số lượng lớn và chất lượng, kiểu dáng, khuôn mẫu phong phú hơn.

Sự nổi bật của văn hóa Đồng Đậu là kỹ thuật luyện kim: từ quặng đồng kết hợp với tỉ lệ thiếc, chì thích hợp để thành đồng thau. Họ đã làm những khuôn đúc bằng đá để đúc những công cụ hay vũ khí bằng đồng. Ngoài ra, người Đồng Đậu còn sử dụng kỹ thuật rèn để làm các hiện vật đồng thau không thể đúc được như lưỡi câu, mũi nhọn.

Công cụ và vũ khí bằng đồng thau, người Đồng Đậu đã dùng để phát triển nghề săn bắn và đánh cá. Họ đã dùng những chiếc lưỡi câu đồng để câu nhiều loại cá lớn như cá trắm và dùng mũi tên đồng, dao, búa chiến… để săn được nhanh và nhiều các loại thú lớn như voi, trâu bò rừng, lợn rừng…

Hạt thóc cổ phát hiện trong tầng văn hóa tại di tích Đồng Đậu (Vĩnh Phú).

Cuối thời đại đồ đồng, vào cuối thiên nhiên kỷ* II, đầu thiên niên kỷ I trước công nguyên, ở văn hóa Gò Mun (lấy tên theo di chỉ Gò Mun ở huyện Lâm Thao tỉnh Phú Thọ) trên địa bàn cả nước, công cụ đồng đã chiếm hơn 50% tổng số công cụ và vũ khí. Đồng thau được dùng vào sản xuất nông nghiệp với lưỡi rìu đồng và dùng làm đồ trang sức khá đẹp. Đồ gốm phát triển ngày một hoàn hảo hơn.

  • Một ngàn năm.

Hiện vật đồ đồng với nhiều loại hình đa dạng đã giúp chúng ta hiểu rõ ràng hơn cuộc sống của những tộc người cổ trên đất nước ta. Những mũi tên đồng thau trong giai đoạn Gò Mun đã nói lên trình độ ứng dụng cao của người cổ trong việc chế tạo vũ khí. Đây là cái gốc rễ lâu đời của truyền thống giỏi cung nỏ chống xâm lăng của nhân dân ta.

Vào khoảng thiên niên kỷ thứ I trước Công nguyên, nước ta bước vào thời kỳ phát triển rực rỡ với văn hóa Đông Sơn. Việc phát hiện di tích văn hóa Đông Sơn nằm bên bờ phải của sông Mã (Thanh Hóa) đã cho những chứng cứ cụ thể rằng quá trình trừ văn hóa Phùng Nguyên

  • Đồng Đậu – Gò Mun đến Đông Sơn là một quá trình phát triển liên tục. Người Đông Sơn đã tụ cư đông đảo ven các lưu vực sông, các gò đồi, chân núi. Xã hội đã bắt đầu có kẻ giàu người nghèo, ngoài chăn nuôi và trồng trọt còn có một số loại hình kinh tế khác, trống đồng đã trao đổi với các nước bên ngoài. Những tập tục đã bắt đầu hình thành mang tính cách riêng của dân tộc Việt.

Đồ đồng thời Đông Sơn đã có nhiều loại hình đa dạng và số lượng phong phú, hoa văn trang trí tinh tế và sinh động. Công cụ sản xuất nông nghiệp có các loại lưỡi cày, thuổng, rìu, cuốc, mai… Đồ sản xuất thủ công có đục, nạo, dùi, đũa, dao khắc, rìu, kim, giấy…

Đặc biệt các thợ đúc đồng đã đúc được loại trống đồng*, thạp đồng lớn để dùng trong các cuộc tế lễ, hội làng, ma chay, chiến trận… Kỹ thuật đúc trống đồng và thạp đồng chứng tỏ kỹ thuật đúc đồng thời kỳ Đông Sơn đã phát triển ở đỉnh cao.

  • Xem phụ bản về trống đồng phía sau.

HIỆN VẬT THUỘC VĂN HÓA ĐÔNG SƠN

1.2. Lưỡi cày đồng

  1. Vòng đồng.
  2. Trống Minh khí (loại trống đồng cỡ nhỏ chôn theo người chết).

Nhờ những công cụ bằng đồng, nhất là lưỡi cày đồng, nghề trồng lúa ở thời kỳ này chuyển sang một bước ngoặt mới. Đó là thời kỳ định cư và mở mang diện tích canh tác. Cư dân Lạc Việt lúc này đã thuần hóa được lúa nếp, lúa tẻ, các loại rau đậu, cà, bầu, bí, các loại cây ăn trái: na, trám và các loại đay gai để đan lát và dệt vải. Bên cạnh đó, tổ tiên ta còn thuần hóa được một số loài gia súc để nuôi như chó, gà, heo, trâu, bò… Riêng trâu bò còn được sử dụng vào canh tác nông nghiệp.

  1. Dao găm có cán hình người
  2. Dao găm có cán củ hành
  3. Dao găm
  4. Lưỡi kiếm

HIỆN VẬT THUỘC VĂN HÓA ĐÔNG SƠN

Miếng che ngực

  1. Mũi lao
  2. Mũi tên
  3. Khuôn đúc
  4. Mũi giáo
  5. Các loại rìu đồng
  6. Khuôn đúc rìu đồng

Đặc biệt là vũ khí thời Đông Sơn rất độc đáo. Rìu chiến có các loại rìu lưỡi xéo (hình dao xén, hình thuyền, hình búa, hình bàn chân…), rìu lưỡi xòe cân, rìu hình chữ nhật, rìu hình dao phang. Giáo có loại hình búp đa, hình lá mía, hình thoi có lỗ ở hai bên sống, hình kiếm… Mũi tên có loại hình cánh én, hình lao có họng hay có chuôi, loại ba cánh có chuôi dài. Dao găm có loại hình lá tre đốc củ hành, đốc bầu dục hay chuôi là một tượng hình người. Các tấm che ngực vuông hay chữ nhật, có hoa văn trang trí đục nổi…

HIỆN VẬT THUỘC VĂN HÓA ĐÔNG SƠN

  1. Tượng thú
  2. Cán dao găm
  3. Người cõng nhau

Các đồ trang sức và tượng nghệ thuật Đông Sơn phát triển rất đặc thù và rực rỡ. Các loại tượng người, tượng thú như cóc, hổ, chim, gà, chó, voi… Các loại vòng tay, nhẫn, hoa tai, đai lưng, bao tay, bao chân… được chạm trổ công phu và hoa văn trang trí đẹp mắt. Nghề gốm và đồ gốm đã điêu luyện hơn trước nhiều. Ngoài ra, nhiều hiện vật cho thấy các nghề dệt, nghề mộc, nghề da, nghề sơn, nghề làm đồ xương, đồ trai ốc… đã góp phần làm phong phú đời sống cư dân.

Do đời sống kinh tế phát triển, dân cư đã có những lễ hội và sinh hoạt văn hóa cộng đồng rất phong phú. Đó là các lễ hội hóa trang, đua thuyền, các trò chơi, tục đâm trâu, tục giã cối, dựng cột tế sinh, thờ rồng rắn… nhiều tập tục còn lưu truyền đến ngày nay. Trong những lễ hội đó đã có những loại nhạc khí như cồng chiêng, sênh, phách, lục lạc, bầu khèn…

Nổi bật nhất thời kỳ này là sự xuất hiện của nghề luyện kim sắt và các hiện vật sắt như cuốc, mai, búa, kiếm, đục, dao… đã đánh dấu một thời đại phát triển mới: Thời đại đồ sắt. Từ đầu thời đại đồ đồng đến đầu thời đại đồ sắt, cư dân cổ trên đất nước ta đã từ xã hội nguyên thủy bước sang một xã hội văn minh do việc xuất hiện Nhà nước đầu tiên: Nhà nước của các vua Hùng. Sự ra đời của nước Văn Lang với những phong tục tập quán riêng, với những truyền thống văn hóa và đạo đức riêng là công lao của các vua Hùng trong suốt quá trình dựng nước và giữ nước. Vì thế thời kỳ này trong lịch sử được gọi là Thời đại Hùng Vương.

Cho đến nay, nước ta là một quốc gia nhiều dân tộc. Trong đó, người Kinh chiếm tỷ lệ lớn và khoảng hơn 50 dân tộc ít người anh em sống rải rác từ Lạng Sơn tới mũi Cà Mau. Các dân tộc được phân thành từng nhóm tùy theo đặc điểm nhân chủng, ngôn ngữ và tùy theo vùng phân bố địa lý.

Các dân tộc ít người sống ở miền núi phía Bắc và Tây Bắc nước ta như Thái, Tày, Nùng… có nước da sáng hơi vàng, tóc đen, thẳng và cứng, tầm vóc trung bình hoặc hơi thấp, nam không quá 1,60m và nữ 1,50m. Đầu tròn hoặc ngắn, mặt rộng và bẹt.

Các dân tộc ở Trường Sơn, Tây Nguyên như B’ru, Vân Kiều, Chu Ru, BaNa, SêĐăng, ÊĐê, Giarai, M’nông, Xtiêng, CơHo… trước đây ta thường gọi là người Indonedien. Họ là người tầm thước, da ngăm đen, tóc uốn làn sóng hoặc quăn, đầu dài hoặc rất dài, môi dày, hàm trên vẩu, mũi rộng, sống mũi gẫy.

Các dân tộc ở duyên hải Nam Trung bộ và đồng bằng Nam bộ là Chăm, KhơMe… có tầm vóc trung bình, da ngăm, tóc xoăn đen…

Người Kinh sống ở các vùng đồng bằng Bắc bộ, Trung bộ và Nam bộ có thân hình hơi thấp bé, nam cao trung bình 1,60m; nữ cao trung bình 1,50m; tóc đen và thẳng, da sáng nhưng càng xuống phía Nam da càng sẫm hơn, đầu tròn không dài mà cũng không ngắn, mặt rộng trung bình nhưng không bẹt lắm.

Các dân tộc Việt Nam trong lịch sử, từ thời tối cổ đến các thời đại đồ đá, đồ đồng, trải qua bốn ngàn năm dựng nước giữ nước đều từ một nguồn cội anh em mà ra. Dù sống ở vùng núi cao hay đồng bằng, đất liền hay hải đảo, ở địa đầu phía Bắc hay tận cùng mũi đất phía Nam cũng đều yêu thương, gắn bó, sát cánh bên nhau trong lòng Tổ quốc Việt Nam thân yêu. Truyền thống tốt đẹp ấy đã bắt nguồn ngay từ buổi đầu dựng nước từ thời các vua Hùng và ngày càng được củng cố, phát huy và phát triển cho đến ngày nay.

BẢN ĐỒ CÁC ĐỊA ĐIỂM CÓ TRỐNG ĐỒNG Ở VIỆT NAM

Trống đồng Sông Đà của Việt Nam được ra mắt công chúng châu Âu tại hội chợ Paris năm 1889. Hơn 100 năm đi qua, các nhà Khảo cổ học Việt Nam đã có một sưu tập trống đồng đồ sộ với hơn 140 chiếc. Trống đồng Việt Nam phân bố ở nhiều nơi trên đất nước ta, từ Sơn La, Lai Châu, Cao Bằng, Lạng Sơn… đến Thanh Hóa, Nghệ An, Đồng Nai, Sông Bé, Khánh Hòa, Vũng Tàu… vào tận vùng hải đảo xa xôi Phú Quốc. Ngoài ra, bằng con đường giao lưu văn hóa hoặc trao đổi, trống đồng Việt Nam vượt biên giới đến những nước lân cận trong

khu vực Đông Nam Á như Indonesia, Thái Lan, Malaysia…

Trống đồng Việt Nam có nhiều loại hình, nhưng tất cả khởi nguồn từ trống đồng Đông Sơn mà đỉnh cao của sự hoàn thiện kỹ thuật chế tạo là trống đồng Ngọc Lũ I*.

*trốnTgênđồng được gọi theo địa danh nơi đào được trống. Các số I, II là đào được lần I, lần II… ở cùng một địa điểm.

Trống đồng Việt Nam có niên đại khởi đầu khoảng thiên niên kỷ I trước công nguyên cho đến một vài thế kỷ sau công nguyên. Nó là sản phẩm đầy trí tuệ của người Việt cổ, cộng đồng cư dân để chinh phục vùng đồng bằng sông Hồng, sông Đà, sông Mã, một vùng đất chứa nhiều sản vật thiên nhiên bằng sự dũng cảm, thông minh và sáng tạo hiếm có đã tạo nên kỹ thuật luyện kim đồng thau bản địa, nền văn hóa đồng thau vào loại bậc nhất Đông Nam Á.

Trống đồng là biểu hiện tập trung nhất những thành tựu trong sinh hoạt kinh tế, văn hóa, xã hội và quyền uy của một nhà nước được xác lập đầu tiên trên đất nước ta – Nhà nước Hùng Vương.

Trống đồng và những hình khắc họa trên trống đã giúp chúng ta ngày nay hình dung được đôi nét về cuộc sống của người Việt cổ ở thời xa xưa ấy.

Hoa văn trên trống đồng có nhiều loại, kiểu bố trí hợp lý trên các phần mặt, tang và thân trống. Nó được các nhà nghiên cứu tìm hiểu, phân tích để làm một trong những cơ sở khoa học trong phân loại trống và khắc họa những nét sinh hoạt kinh tế, xã hội, văn hóa Đông Sơn thời bấy giờ.

Mặt trống đồng Đông Sơn là một vũ trụ thu nhỏ với sự hợp lý tối ưu nhất về cấu trúc cũng như nghệ thuật tạo hình. Tâm trống luôn luôn là một ngôi sao, chỉ khác nhau ở số cánh. Ở các trống Ngọc Lũ I, Hoàng Hạ, Miếu Môn, Sông Đà… là ngôi sao 14 cánh. Ở các trống Khai Hóa, Bản Thôm là ngôi sao 16 cánh. Ngôi sao 12 cánh như trống Làng Vạc I, ngôi sao 10 cánh như trống Làng Vạc II, Phương Tú, Bình Phú… và ngôi sao 8 cánh như trống Quảng Xương, Việt Khê…

Chung quanh ngôi sao là những băng vòng tròn đồng tâm hình người, động vật, diễu hành theo ngược chiều kim đồng hồ.