Tập 19: Đại Việt dưới thời Lý Nhân Tông

Tương truyền, vào năm 1112, ở Thanh Hóa có một đứa bé mới ba tuổi mà ai nói gì cũng hiểu, tự xưng là con vua, lấy hiệu là Giác Hoàng. Giác Hoàng biết những việc trong quá khứ lại có thể đoán định tương lai. Vì thế, vua Nhân Tông yêu quý, cho đón về chùa Báo Thiên ở kinh đô và bảo Giác Hoàng thác sinh làm con mình. Từ Đạo Hạnh biết đây là loài yêu quái, bèn làm phép khiến Giác Hoàng không thác sinh được. Sau đó, ông đầu thai vào làm con của Sùng Hiền hầu tức là Dương Hoán.

Chuyện đầu thai nói trên là một trong nhiều truyền thuyết còn lưu lại cho thấy ảnh hưởng của Đạo giáo. Và việc tin vào những điều dị đoan ở thời này còn phổ biến. Thực ra, Từ Đạo Hạnh là một cao tăng thời Lý. Ở chùa Thiên Phúc, ngoài việc tu hành, ông còn làm thuốc trị bệnh cứu người. Vốn thích múa hát, ông thường hay dạy dân làm trò múa rối nên được dân trong vùng tôn là Thầy. Cũng vì thế, chùa Thiên Phúc còn có tên là chùa Thầy(*).

*ThCầyhùnagày nay vẫn còn có một thủy đình ở giữa hồ nước (tục gọi là Ao

Rồng), trông như một đóa hoa sen, là nơi biểu diễn múa rối nước trong những ngày hội chùa hàng năm.

Từ Đạo Hạnh mất vào năm 1116, tương truyền xác không thối rữa, được các vị sư và dân làng giữ lại để thờ tại chùa Thiên Phúc. Đến thế kỷ 15, khi quân Minh xâm chiếm nước ta, chúng đã phá chùa và đốt cả xác của ông. Sau này, chùa đã được trùng tu lại và trở thành một danh thắng của đất nước. Hàng năm, vào ngày mồng 5 đến 7 tháng 3 âm lịch, hội chùa Thầy lại mở lôi cuốn hàng vạn khách thập phương trẩy đến để lễ chùa, ngắm phong cảnh và xem múa rối nước.

Nhân dân đã tạc tượng Từ Đạo Hạnh bằng gỗ để thờ tại chùa. Có một tượng của ông để trong khám thờ đóng kín. Khi mở ra, tượng có thể đứng lên, ngồi xuống được. Đây là một tác phẩm nghệ thuật mà các nghệ nhân đã làm để tưởng nhớ đến vị thiền sư nhưng đồng thời cũng là ông Tổ của trò múa rối nước.

Ngoài ra chùa còn có tượng của vua Lý Thần Tông mà theo truyền thuyết trên, cũng chính là Từ Đạo Hạnh sau khi thác sinh.

Lý Nhân Tông mất năm 1127, thọ 62 tuổi, ở ngôi vua được 56 năm. Trước khi băng hà, ngài căn dặn phải tổ chức tang ma thật giản dị: “Trẫm nghe, phàm các loài sinh vật, không loài nào là không chết… Việc chôn cất linh đình làm mất cơ nghiệp, để tang lâu làm tổn tính mệnh, trẫm không cho thế là phải. Trẫm ít đức, không lấy gì làm cho trăm họ được yên, đến khi chết lại khiến cho thứ dân mặc áo xô gai, sớm tối khóc lóc, giảm ăn uống, việc tang thì chỉ ba ngày là bỏ áo trở, nên thôi thương khóc. Việc chôn cất phải kiệm ước, bỏ cúng tế làm cho lỗi ta thêm nặng… Vậy không xây lăng mộ riêng, nên để ta hầu bên cạnh tiên đế…”

Sau đời vua Lý Nhân Tông, triều Lý dần dần bước vào thời kỳ suy vong.

Tượng vua Lý Nhân Tông thờ tại đền Đô tức đền Lý Bát Đế ở phường Đình Bản, Bắc Ninh.
Ảnh: Đức Hòa

Ảnh trên: Vết tích lăng Con voi (vua Lý Nhân Tông) ở xã Đình Bảng, Bắc Ninh.
Ảnh: Ngọc Hải
Ảnh dưới: Tượng vua Lý Nhân Tông thờ tại chùa Cảnh Long Đồng Khánh.
Ảnh: Sách Những ngôi chùa nổi tiếng Việt Nam

Trên: Tiền “Nguyên Hựu thông bảo” và “Nguyên Phú thông bảo” đời vua Lý Nhân Tông (1072-1128) trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử Việt Nam.
Ảnh: Đức Hòa
Dưới: Những tháp cổ bằng đá và gạch của chùa Phật Tích (Bắc Ninh).
Ảnh: Đức Hòa

Tài liệu tham khảo

  1. Đại việt sử ký toàn thư (bản dịch) tập 1, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 1993.
  2. Lý Thường Kiệt, Lịch sử ngoại giao thời Lý của Hoàng Xuân Hãn, NXB Văn học, Hà Nội, 1994.
  3. Phan Huy Chú, Lịch triều hiến chương loại chí, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 1992.
  4. Trần Trọng Kim, Việt Nam sử lược, Trung tâm học liệu.
  5. Trần Quốc Vượng, Trần Văn Tấn Lịch, Lịch sử chế độ phong kiến Việt Nam tập 1, NXB Giáo dục, Hà Nội, 1987.
  6. Nguyễn Khắc Thuần, Việt sử giai thoại, NXB Giáo dục, Hà Nội, 1993.
  7. Danh nhân Hà Nội, Hội văn nghệ Hà Nội, 1973.
  8. Thạch Phương, Lê Trung Vũ, 60 lễ hội truyền thống Việt Nam, NXB Khoa học xã hội, 1995.
  9. Hà Nội – thủ đô nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, NXB Sự thật, 1984.
  10. Hà Sơn Bình di tích và thắng cảnh, Sở VHTT Hà Sơn Bình, 1985.

PHỤ LỤC

Mỹ thuật thời Lý

Mặt đá tròn chạm rồng và hoa dây tại tháp Chương Sơn (Yên Lợi, Ý Yên, Nam Định) niên đại 1108. Con rồng thời Lý cho thấy rõ nguồn gốc dưới nước của nó, được gọi là “rồng giun”, thân dài, hẹp, lượn kiểu rắn với biên độ hình sin, tắt dần đều, không có sừng.
Ảnh: Sách Chùa Việt Nam

Được tạo dựng trong điều kiện hòa bình lâu dài, lại chủ yếu là các công trình tầm cỡ quốc gia do vua hay các đại thần xây dựng, mỹ thuật thời Lý có cơ sở để đạt được những thành tựu thuộc loại rực rỡ nhất trong Mỹ thuật cổ Việt Nam.

Sau đêm trường nghìn năm bắc thuộc, quốc gia Đại Việt độc lập ra đời đã tạo nền móng tuyệt diệu để xây dựng mỹ thuật Việt Nam với tính dân tộc coi như được xác lập dưới triều Lý.

Quá khứ đã lùi xa (cách ngày nay từ 8 đến 10 thế kỷ) nhưng sử sách mãi mãi còn truyền tụng về “An Nam tứ đại khí” như là bốn thành tựu tráng lệ của tổ tiên ta trên lãnh vực nghệ thuật. Trong bốn “Đại khí” đó, có ba thuộc về thời Lý. Thứ nhất là tháp Báo Thiên (năm 1057) dựng ở nơi mà ngày nay là nhà thờ lớn Hà Nội, gồm 12 tầng, cao 20 trượng tức là khoảng 80m, xây bằng đá và gạch, riêng tầng 12 được đúc bằng đồng. Thứ hai là tượng Phật Di lặc bằng đồng ở chùa Quỳnh Lâm thuộc Đông Triều, Quảng Ninh (thế kỷ 11), cao 6 trượng tức khoảng 24m, đặt trong điện cao 7 trượng tức khoảng 28m, đến nỗi cách xa 10 dặm vẫn nhìn thấy nóc điện. Thứ ba là chuông Quy Điền chùa Một Cột (Hà Nội), đúc bằng đồng (năm 1080), cao 3 trượng tức là khoảng 12m, đường kính 1,5 trượng tức khoảng 6m. Thứ tư là Vạc đồng Phổ Minh đúc vào thời Trần (thế kỷ 13), vạc sâu 4 thước ta tức là khoảng 1,6 mét, rộng 10 thước ta tức là khoảng 4m, trẻ con có thể chạy trên thành miệng vạc…

Tiếc thay, tất cả “Tứ đại khí” đều bị quân xâm lược Minh phá hủy hồi đầu thế kỷ 15. Và từ đó đến nay, do thiên tai, địch họa liên miên mà hầu hết các công trình thời Lý đều không còn.

Rồng chạm nổi trên trán bia đá chùa Quỳnh Lâm – Đông Triều – Quảng Ninh. Thế kỷ 11. Ảnh: Võ Văn Tường.

Tuy vậy những gì còn sót lại của thời kỳ này vẫn đủ để chúng ta tự

Rồng chầu lá đề, đá,
Bắc Ninh, thế kỷ 11-12.
Ảnh: Sách Điêu khắc cổ Việt Nam

Rồng chạm nổi trên bệ tượng Phật Adiđà chùa Phật Tích (Tiên Du, Bắc Ninh). Bản rập trên đá chạm, 1057. Rồng Lý được tạo hình với nhiều loại đồ án là “cuộn tròn”, “chầu lá đề”, “rồng ở”. Rồng chầu lá đề (ảnh trên) đáng chú ý ở chỗ đã kết hợp biểu tượng thần quyền với vương quyền. Rồng tượng trưng cho vương quyền. Lá đề là biểu tượng của đạo Phật (Đức Phật tổ ngồi thiền dưới gốc cây đề để giác ngộ chân lý). Rồng ở hai hình trên lại được thể hiện “bước về phía trước, cúi đầu và ngẩng đầu”. Đó là chưa kể đến các đồ án: “rồng chầu mặt nhật”, “rồng chầu mặt nguyệt” hay “lưỡng long tranh châu” v.v…

Ảnh: Sách Nghệ thuật chạm khắc cổ Việt Nam qua các bản rập

hào về quy mô xây dựng và khâm phục tài khéo của ông cha xưa. Đó là nến điêu khắc Lý với những pho tượng đá nguyên khối lớn nhất trong điêu khắc cổ của dân tộc (tượng Adiđà tạc Phật ngồi kiết già, không kể bệ, cao 1,85m. Trụ đá chạm rồng chùa Giạm cao tới 5m. Tượng sư tử đá chùa Lạng dài 2,8m, rộng 1,5m, cao 0,9m…) Tất cả đều khá đồ sộ mà tinh vi, quý phái, khối rất căng mà thon thả, cân xứng, đường nét thanh tú, mềm mại, trau chuốt.

Đó cũng là những đồ án hoa văn trang trí kiểu “hoa dây” được chạm trổ trên đá, đúc nổi trên đất nung và gạch một cách hết sức tinh xảo, kỹ như chạm bạc và hoàn thiện đến mọi chi tiết. Thật là đặc sắc đến độ không thể lẫn với đồ án trang trí của các đời sau.

Thời Lý chưa có mỹ thuật dân gian ở các làng xã, mỹ thuật chủ yếu là Phật giáo và Cung đình. Do đó, quy cách tạo hình hết sức nghiêm ngặt, chưa phong phú như các đời sau. Sách Đại Việt sử ký toàn thư có ghi: “Vua (Lý) sai tạc hơn nghìn pho tượng Phật, vẽ hơn nghìn bức tượng Phật, làm bảo phướn hơn một vạn chiếc, đến đây công việc đã xong, làm lễ khánh thành”.

Tới đây, xin trích lời của Viện Nghệ thuật như là nhận định chung: “Mỹ thuật thời Lý là một nền mỹ thuật hoàn chỉnh, vững chãi, từng đường nét là mẫu mực của sự trau chuốt…” (Nghệ thuật chạm khắc cổ Việt Nam qua các bản rập, Viện Nghệ thuật, Bộ Văn hóa, 1975).

Trích đoạn hai đầu rồng (Lưỡng long chầu nhật).

Ảnh: Quang Vinh

Trạm đá chạm rồng chùa Giạm (Nam Sơn, Bắc Ninh). 1086. Bệ chạm sóng nước cao 1m, đường kính 4,5m, cột cao 5m. Có giả thiết cho đây là biểu tượng Âm – Dương (Linga và Yoni). Phía trên đỉnh cột vẫn còn các lỗ mộng hình chữ nhật. Do đó, người ta dự đoán có thể thời xưa đây là bệ đỡ của một kiến trúc đơn giản bằng gỗ với các thanh chống vào các lỗ mộng kể trên.
Ảnh: Quang Vinh

Rồng ổ và hoa sen chạm nổi trên đá, 1108 ở tháp Chương Sơn (Yên Lợi,Ý Yên, Nam Định).
Ảnh: Sách Điêu khắc cổ Việt Nam
Đầu tượng Tiên nữ ở chùa Phật Tích (Tiên Du, Bắc Ninh), đá, 1057. Trưng bày tại Bảo tàng lịch sử Việt Nam (Hà Nội).
Ảnh: Sách Nghệ thuật điêu khắc Việt Nam thời Lý và thời Trần (TK 11-14)

Tượng Adiđà chùa Phật Tích (Tiên Du, Bắc Ninh), đá, 1057. Chiều cao tượng 1m85, cả bệ cao 3m, khoanh chân rộng 1m40. Đây là pho tượng đá nguyên khối lớn nhất, hoàn mỹ nhất trong toàn bộ nền Điêu khắc thời phong kiến của dân tộc ta, lại có may mắn tồn tại đến nay. Phật ngồi tòa sen, mọc trên 3 tầng núi và 7 tầng sóng.
Ảnh: Sách Chùa Việt Nam

Tượng Phật ở tháp Chương Sơn (Yên Lợi, Ý Yên, Nam Định), đá sơn son thếp vàng, 1108. Chiều cao không kể bệ 0,93m, khoanh chân rộng 0,72m. Các tượng Phật bằng đá thời Lý vốn đều dát vàng nhưng chỉ có mỗi pho này còn giữ được lớp dát vàng đến ngày nay.
Ảnh: Trịnh Mạc

Trên: Vũ nữ thiên thần (Apsara) ở chùa Long Đọi (Duy Tiên, Hà Nam), đất nung, 1121.
Dưới: Bệ đèn bấc hoa sen, đất nung, thế kỷ 11-12. Khai quật năm 1993 tại Đức Giang, Gia Lâm, Hà Nội. Hiện bày tại Bảo tàng Lịch sử Việt Nam ở TP Hồ Chí Minh. Đường kính 60cm, cao 25cm. Với kích thước như trên, bệ đèn bấc bằng đất nung cách đây 8 thế kỷ quả là một kỳ công, bởi đất nung kích thước lớn, không cong vênh, lại chạm trổ nhiều chi tiết chắc chắn là một việc khó.
Ảnh: Sách L’artisanat créateur au Vietnam

Nhạc công thiên thần đầu người mình chim (Kinnari) chùa Phật Tích (Tiên Du, Bắc Ninh), cao 40cm, đá, 1057. Kinnari đầu người mình chim có nguồn gốc Hy Lạp đã theo chân đoàn viễn chinh của hoàng đế Alexander Macedonia truyền sang Ấn Độ. Theo dòng lịch sử, hình tượng này truyền sang Đông Nam Á, qua Chiêm Thành rồi tới Đại Việt.
Ảnh: Sách Mỹ thuật thời Lý

Các vũ nữ thiên thần (Apsara), chạm nổi trên thành bậc tháp Chương Sơn (Yên Lợi, Ý Yên, Nam Định), cao 48cm, dài 225cm, dày 19cm, đá, 1108. Các Apsara cũng có nguồn gốc từ thần thoại Ấn Độ được truyền qua Chiêm Thành rồi tới Đại Việt. Apsara có nghĩa là lượn trong nước, được sinh ra từ sự tích các thần và quỷ khuấy biển sữa. Đây là đội ngũ múa hát chuyên nghiệp của thần thoại.
Các nhạc công thiên thần (Gandharva) chạm nổi trên thớt đá kê chân cột chùa Phật Tích (Tiên Du, Bắc Ninh), đá, 1057. Các nhạc công thiên thần này có nguồn gốc Ấn Độ được chạm kín bốn mặt bên của thớt đá kê chân cột. Nếu đầy đủ thì mỗi mặt có 10 người với 10 loại nhạc cụ khác nhau.
Ảnh: Võ Văn Tường

Trên: Sư tử đá chùa Bà Tấm (Gia Lâm, Hà Nội) (Sư tử đội tòa sen), 1115.
Dưới: Sư tử đội tòa sen, chùa Thầy (Quốc Oai, Hà Tây), 1099.
Đây là hai hình tượng sư tử đẹp nhất, tương đối nguyên vẹn nhất trong số hơn 10 bệ tượng sư tử bằng đá thời Lý còn đến ngày nay.

Đầu và đuôi sư tử đá chùa Lạng (tức chùa Hương Lãng, Minh Hải, Mỹ Văn, Hưng Yên), dài 2,8m, rộng 1,5m, cao 0,9m, 1115. Đây vốn là bệ tượng Phật theo kiểu “Sư tử đội tòa sen” với ý nghĩa là Phật đã trấn áp được các sức mạnh hoang dã. Loại bệ tượng “Sư tử đội tòa sen” này chỉ xuất hiện chủ yếu ở thời Lý.
Ảnh trên: Võ Văn Tường
Ảnh dưới: Sách Nghệ thuật chạm khắc cổ Việt Nam qua các bản rập

Đôi sư tử tranh ngọc chạm nổi trên thớt đá làm bệ tượng ở chùa Phật Tích (Tiên Du, Bắc Ninh), đá, 1057.
Ảnh: Sách L’artisanat créateur au Vietnam

Ngựa đá cao 1,17m, dài 1,43m, rộng 0,7m.
Tê giác đá cao 1,12m, dài 1,45m, rộng 0,7m.
Trâu đá cao 1,2m, dài 1,5m, rộng 0,8m. Mỗi hình tượng ngựa, tê giác, trâu… đều có một cặp đặt đối xứng hai bên đường lên bậc thềm thứ hai của chùa Phật Tích (Tiên Du, Bắc Ninh), 1057.
Ảnh: Võ Văn Tường

Voi và sư tử đã xếp dàn hàng ngang phía trước chùa Phật Tích (Tiên Du, Bắc Ninh), 1057. Voi cao 1,12m, dài 1,6m, rộng 0,75m. Sư tử cao 1,17m, dài 1,45m, rộng 0,8m.
Có hai voi, cũng như hai sư tử đặt đối xứng với nhau trên bậc thềm thứ hai của chùa Phật Tích. Sư tử được xếp ở vị trí hàng đầu trong cùng, sát bậc thang lên chùa.
Ảnh: Quang Vinh

Trái: Hoa dây diềm tượng Kim cương chùa Long Đọi (Duy Tiên, Hà Nam), bản rập trên đá chạm, 1121.
Phải: Hoa dây và người leo dây hoa. Bệ tượng phật Adiđà chùa Phật Tích (Tiên Du, Bắc Ninh), bản rập trên đá chạm, 1057.
Người ta gọi đây là “đồ án hoa dây”. Cấu trúc lượn tròn lặp đi lặp lại đều đặn. Các chi tiết dàn ra phủ kín bề mặt đá chạm. Có thuyết cho các vòng hoa tượng trưng cho kiếp luân hồi của đạo Phật. Xin lưu ý rằng, giữa các vòng hoa là những người tí hon đang leo trèo.
Ảnh: Sách Nghệ thuật chạm khắc cổ Việt Nam qua các bản rập
  1. Mỹ thuật thời Lý, NXB Văn hóa, 1973.
  2. Nghệ thuật chạm khắc cổ Việt Nam qua các bản rập, Viện Nghệ thuật, Bộ Văn hóa, 1975.
  3. Chùa Việt Nam, NXB Khoa học xã hội, 1993.
  4. Những ngôi chùa nổi tiếng Việt Nam, Võ Văn Tường, NXB Văn hóa thông tin, 1994.
  5. Mỹ thuật Lý – Trần, mỹ thuật Phật giáo, Chu Quang Trứ, NXB Thuận Hóa, 1998.
  6. Nghệ thuật điêu khắc Việt Nam thời Lý và thời Trần, Tống Trung Tín, NXB Khoa học xã hội, 1997.
  7. Điêu khắc cổ Việt Nam, Phan Cẩm Thượng, NXB Mỹ thuật, 1997.
  8. Bảo tàng lịch sử Việt Nam, TP Hồ Chí Minh, 1996.
  9. L’artisanat créateur au Vietnam.

LịCH Sử ViệT NAM BằNG TRANH TậP 19

Đại Việt dưới thời Lý Nhân Tông

Chịu trách nhiệm xuất bản: NGUYỄN MiNH NHỰT

Chịu trách nhiệm nội dung: NGUYỄN THẾ TRUậT

Biên tập: CúC HươNG

Biên tập tái bản: Tú UYêN

Bìa: BiêN THÙY

Sửa bản in: ĐìNH QUâN

Trình bày: Vũ PHượNG